Nghiên cứu gần đây của Viện Y tế và Các vấn đề Xã hội Hàn Quốc, chỉ ra có hơn 21% chủ hộ gia đình trong độ tuổi 19-39 có tỷ lệ nợ trên thu nhập vượt quá 300%, vào năm 2021. Điều này nghĩa là họ đang phải cáng đáng mức nợ cao gấp 3 lần thu nhập hàng tháng của mình.
Số thanh niên có tỷ lệ nợ trên thu thu nhập 300% tại xứ kim chi đã tăng cao kể từ năm 2012 cho đến nay, theo Korea Herald.
Khảo sát cũng cho thấy các hộ gia đình có hai người, những người đang nuôi con nhỏ và những người dân lớn tuổi ở Seoul có mức thu nhập thấp là nhóm người có khả năng mắc nợ nhiều nhất.
Khi tiến hành nghiên cứu, các chuyên gia tài chính cũng chỉ ra 25% các thanh niên trẻ đang sử dụng hơn 30% thu nhập hàng tháng của họ để trả nợ. Năm 2012, tỷ lệ người trẻ dùng thu nhập để trả nợ tại Hàn Quốc chỉ khoảng 15,7%, hiện nay con số này đã tăng gấp nhiều lần.
Theo báo cáo, khi tỷ lệ nợ trên thu nhập hàng tháng quá cao, người trẻ dễ gặp khó khăn khi vay ngân hàng để mua bất động sản hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Mới đây Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng đã phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh suy thoái kinh tế.
"Suy thoái kinh tế kéo dài sẽ gây ra sự sụt giảm giá trị tài sản hoặc tăng nợ. Điều này có thể khiến thế hệ trẻ đối mặt việc bị đứng ngoài xã hội và gây cản trở triển vọng phục hồi kinh tế", Kwak Yoon Kyung, nhà nghiên cứu, người đứng đầu cuộc khảo sát, nhấn mạnh.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra khoản nợ tồn đọng trung bình hàng năm của những thanh niên tại Hàn Quốc đã tăng hơn gấp 2 lần, trong khoảng thời gian 9 năm, từ nợ 34 triệu won (25.800 USD) vào năm 2012 lên 84,5 triệu won (64.000 USD) vào năm 2021.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy cứ 5 người lại có 1 người đang gánh những khoản nợ khổng lồ khi đối mặt với chi phí nhà ở hoặc tiền sinh hoạt tăng vọt trong những năm gần đây.
Trong nhiều trường hợp, họ không chỉ vay tiền để trang trải cuộc sống mà còn đầu tư vào các loại tài sản dễ rủi ro nhằm kiếm một khoản lợi nhuận lớn để mua nhà.
Chính phủ Hàn Quốc đã đề nghị xóa nợ cho những người từ 34 tuổi trở xuống kể từ năm 2022, thông qua một chương trình hỗ trợ có tên là Dịch vụ tư vấn và phục hồi tín dụng. Theo Ủy ban Dịch vụ Tài chính, việc giới hạn độ tuổi đối với những người đủ điều kiện tham gia chương trình sẽ bị bãi bỏ vào tháng 3/2023, nhằm tạo điều kiện cho nhiều người vượt qua nợ nần hơn.
Theo Zing
TP.HCM và Hà Nội đang thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Nếu lấy tiêu chí 10 triệu dân làm chuẩn cho một siêu đô thị, TP.HCM sẽ trở thành siêu đô thị đầu tiên của cả nước
UBND TP.HCM cho biết từ tháng 5/2023 đến nay, thành phố đã tháo gỡ vướng mắc hoàn toàn cho 8 dự án bất động sản trên địa bàn.
Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ
Trong 4 năm qua, TP.HCM chỉ mới đã hoàn thành 6 dự án nhà ở xã hội. Hiện tại, thành phố đang tìm giải pháp để gỡ pháp lý cho gần 30 dự án, tăng nguồn cung nhà ở.
Chính phủ Thụy Sĩ và Ngân hàng Thế giới vừa ký một thỏa thuận về thúc đẩy tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các đô thị lớn của Việt Nam.
Sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 5/11/2024, chưa rõ tương lai của Intel sẽ vẫn là tập đoàn bán dẫn đứng độc lập hay có thể sáp nhập với 1 tập đoàn công nghệ bán dẫn khác ở Mỹ.