Ông Karthik Sathyamoorthy, CEO của AG&P LNG, cho biết: “Với vị trí chiến lược, kho LNG Cái Mép này sẽ tạo điều kiện để cung cấp LNG ổn định đến với nhiều nhà máy điện trên địa bàn, bao gồm Nhà máy điện Hiệp Phước của công ty Hải Linh đang được xây dựng, cũng như những khách hàng khác ở miền Nam".
Kho LNG Cái Mép là cảng nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ được phát triển và xây dựng bởi công ty Hải Linh của "đại gia xăng dầu" Lê Văn Tám. Với 49% cổ phần thuộc về CEO AG&P, 2 bên dự kiến sẽ khai trương hoạt động vào quý III/2024 để trở thành dự án kho và cảng LNG thứ nhì tại Việt Nam.
Dự án thứ nhất đang hoạt động là kho LNG Thị Vải cũng trong khu vực Cái Mép - Thị Vải tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng Công ty khí Việt Nam (PV Gas) là chủ đầu tư của dự án.
Như vậy, cả hai tổ hợp kho và cảng LNG đầu tiên tại Việt Nam đều nằm ở Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi được xem là trung tâm của công nghiệp dầu khí Việt Nam.
AG&P LNG là công ty thuộc hệ sinh thái tập đoàn đầu tư và năng lượng Nebula Energy của Mỹ, trong đó AG&P LNG chuyên kinh doanh LNG và phát triển cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực này. Cả AG&P LNG và Hải Linh không công bố giá trị của thương vụ M&A (mua bán doanh nghiệp) nói trên.
Ông Sam Abdalla, CEO của Nebula Energy, kiêm Phó Chủ tịch AG&P LNG, cho biết: “Khoản đầu tư này cho phép chúng tôi thương mại hóa việc cung cấp, vận chuyển và phân phối LNG thông qua hệ sinh thái LNG tích hợp của chúng tôi. Sau khi đi vào hoạt động, kho Cái Mép sẽ phục vụ nhiều nhà máy điện và khách hàng doanh nghiệp trong khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng sạch và đáng tin cậy".
Ngoài việc đầu tư vào Hải Linh, AG&P LNG còn thành lập liên doanh với doanh nghiệp của ông Lê Văn Tám, đặt tên là Vietfirst LNG Trading để kinh doanh và nhập khẩu LNG.
Theo thông tin từ AG&P LNG, kho cảng LNG Cái Mép có tổng vốn đầu tư 500 triệu USD, có đường ống dẫn khí kết nối với trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) có công suất điện khí 3,9 GW. Tổ hợp này có 3 bể chứa trên bờ với tổng sức chứa 220.000 m3 LNG và cảng để chiết LNG sang các tàu nhỏ hơn.
Ngoài ra, với 14 khu vực để cung cấp LNG và khí thiên nhiên nén CNG qua xe tải, tổ hợp có khả năng cung cấp 2 loại khí đốt này thuận tiện cho khách hàng doanh nghiệp.
Thành lập vào năm 1999, Công ty Hải Linh là doanh nghiệp tư nhân hoạt động xuất nhập khẩu và phân phối dầu, khí đốt và các sản phẩm dầu mỏ. Công ty là một trong những nhà nhập khẩu bán buôn xăng dầu được cấp phép trong nước tại Việt Nam. Năm 2022, Hải Linh đứng thứ 68 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 33 trong 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất nước.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.