Tập đoàn dược phẩm Hàn Quốc Dongwha Pharm vừa thông báo về việc mua lại 51% cổ phần của Trung Sơn Pharma, doanh nghiệp đang điều hành chuỗi nhà thuốc Trung Sơn tại Việt Nam, theo The Korea Economic Daily.
Dongwha Pharm mua lại 51% cổ phần của Trung Sơn Pharma với giá trị tương đương 30 triệu USD. Việc mua lại, dự kiến vào cuối tháng 10/2023, nhằm đa dạng hóa hoạt động của Dongwha thông qua các khoản đầu tư.
Với việc mua lại này, Dongwha Pharm có kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam với các loại thuốc không kê đơn. Công ty cũng có kế hoạch bắt đầu bán các sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe.
Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam được tập đoàn dược phẩm Hàn Quốc quan tâm. Cụ thể, nhu cầu của người Việt ngày càng tăng đối với các sản phẩm liên quan đến vitamin, hồng sâm và sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc.
“Thương vụ mua lại này là một bước quan trọng hướng tới việc mở rộng chiến lược của chúng tôi sang thị trường dược phẩm và làm đẹp khu vực Đông Nam Á”, một nguồn tin của Dongwha Pharm cho biết.
Trung Sơn Pharma được thành lập năm 1997, đang vận hành hơn 140 nhà thuốc tại các tỉnh thành phía Nam Việt Nam, chuyên thuốc kê đơn, không kê đơn và thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thiết bị y tế… Tốc độ tăng trưởng kể từ năm 2019 đến nay ấn tượng đến 46%. Công ty đã ghi nhận doanh thu 568 triệu USD trong năm 2022.
Chuỗi nhà thuốc Trung Sơn có hơn 1.000 dược sĩ và mở rộng thần tốc trong vài năm trở lại đây. Năm 2018, nhà thuốc Trung Sơn chỉ có 23 cửa hàng nhưng hiện đã lên đến hơn 140 nhà thuốc.
Sau thương vụ, Dongwha Pharm có kế hoạch phát triển chuỗi nhà thuốc Trung Sơn lên con số 460 cửa hàng vào năm 2026.
Thị trường bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam được đánh giá đầy tiềm năng. Theo hãng nghiên cứu thị trường BMI, thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam có tính phân mảnh rất cao, với hơn 50.000 nhà thuốc hầu hết là cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ. Doanh số thị trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026.
Nhiều “ông lớn” đang dẫn đầu thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam hiện nay về số lượng cửa hàng có Pharmacity, Long Châu, An Khang… Cuộc cạnh tranh của các thương hiệu đang ngày càng khốc liệt khi liên tục mở mới cửa hàng, phủ sóng khắp các khu vực đông dân cư và tiến ra khỏi hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.