Ông Nguyễn Trọng Thìn - “cha đẻ” của Phở Thìn 13 Lò Đúc, Hà Nội lên tiếng mạnh mẽ về thương hiệu của mình, khi mạng xã hội dậy sóng một cửa hàng Phở Thìn 13 Lò Đúc vừa khai trương tại TP.HCM. Chủ cửa hàng này thừa nhận mình là truyền nhân của ông Thìn, nhìn thấy tương lai tương sáng của một chuỗi Phở Thìn 13 Lò Đúc, nhưng ông Nguyễn Trọng Thìn kịch liệt phản đối những thông tin trên.
Ông Nguyễn Trọng Thìn cho biết số lượng các cửa hàng Phở Thìn 13 Lò Đúc “chính gốc” hiện nay không nhiều dù thực tế các cửa hàng Phở Thìn như một ma trận xuất hiện khắp nơi tại Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh thành, thậm chí tại nhiều nước khác trên thế giới.
“Ở miền Bắc, tôi hỗ trợ kinh doanh, cho phép người khác kinh doanh theo thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc với khoảng 10 chi nhánh. Ở Nhật Bản 5 chi nhánh, ở Indonesia một chi nhánh, ở Melbourne (Australia) một chi nhánh và ở California (Mỹ) một chi nhánh”, ông Thìn khẳng định. Hiện Phở Thìn 13 Lò Đúc vừa khai trương một cửa hàng mới ở quận 7, TP.HCM.
Ông cũng cho biết thêm rằng thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc hiện vẫn chưa triển khai mô hình nhượng quyền kinh doanh vì về mặt pháp lý, ông Nguyễn Trọng Thìn chưa được pháp luật bảo vệ nhãn hiệu “Phở Thìn”.
Tại Hà Nội, còn có một quán Phở Thìn nổi tiếng khác thường được biết đến là Phở Thìn Bờ Hồ trên phố Đinh Tiên Hoàng. Quán phở này đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu “Phở Thìn” từ năm 2005, cấp lại năm 2017 nhưng đến nay chỉ bán duy nhất 1 cửa hàng, không nhượng quyền.
Thực tế, ông Nguyễn Trọng Thìn từng nộp đơn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu “Phở Thìn” cho Phở Thìn 13 Lò Đúc vào năm 2009 nhưng bị từ chối. Đến năm 2020, ông tiếp tục nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với bộ nhận diện mới bao gồm chữ số, hình ảnh chân dung ông Thìn nhưng vẫn trong tình trạng “đang giải quyết”.
Liên quan lùm xùm ông Đoàn Hải Trung vừa khai trương một cửa hàng Phở Thìn tại TP.Thủ Đức, TP.HCM và nhận là truyền nhân của ông Nguyễn Trọng Thìn, ông Thìn thẳng thừng bác các thông tin này. Ông khẳng định mình không liên quan Đoàn Hải Trung, ông Trung không phải Giám đốc điều hành Phở Thìn, đặc biệt càng không phải truyền nhân của “cha đẻ” Phở Thìn.
Theo ông Thìn, ông có biết ông Trung và trước đó cho phép Trung sử dụng thương hiệu Phở Thìn 13 Lò Đúc để kinh doanh chi nhánh tại Hải Dương. Riêng cửa hàng mới này và cả việc Trung tự ý đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Phở Thìn và Phở VieThin 13 Lò Đúc (nhưng chưa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ), ông không hề hay biết.
Một điểm đáng chú ý là theo thông tin tại website của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, ông Đoàn Hải Trung đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Phở Thìn và Phở VieThin 13 Lò Đúc, trong đó có cổ phần đóng góp từ ông Nguyễn Trọng Thìn.
“Tôi khẳng định giữa tôi và Đoàn Hải Trung không có bất kỳ giấy tờ, hợp đồng nào. Tôi không bán thương hiệu, không ủy quyền quản lý cho người này”, ông Thìn khẳng định và cũng bày tỏ sự khó hiểu khi ông Trung sử dụng thông tin của mình để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Lùm xùm vẫn chưa có hồi kết. Ông Thìn cho biết đã ủy quyền cho luật sư tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện ông Đoàn Hải Trung vì đang sử dụng thương hiệu, hình ảnh của ông để lập công ty, nhượng quyền thương hiệu.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực F&B, nhượng quyền thương mại cho rằng vấn đề bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam, nhất là đối với các hộ kinh doanh gia truyền được nhiều người yêu thích chưa được chú trọng. Đây là điểm yếu của các hộ sản xuất kinh doanh, đến khi gặp vấn đề mới bàng hoàng, trở tay không kịp.
Theo ông Đỗ Duy Thanh - Giám đốc FnB Director, Horeca Business School, với mô hình kinh truyền thống, các hộ gia đình, hộ kinh doanh thường tập trung vào sản xuất chế biến, kinh nghiệm để làm sao món ăn được ngon nhất, hấp dẫn nhất. Họ chưa quan tâm các yếu tố pháp lý, đặc biệt là sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu.
Ngoài ra, khi chưa được bảo hộ nhãn hiệu, việc mua nhượng quyền thương mại cũng là rủi ro lớn cho người đi mua. Theo các chuyên gia, bỏ tiền tỷ để mua nhượng quyền mà thương hiệu không được bảo hộ thì mở hôm nay, ngày mai có thể có người khác mở một cái tương tự với thương hiệu tương tự nhưng người nhượng quyền không thể làm gì, bên bán nhượng quyền cũng không bảo vệ gì cho người đã mua.
Ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao vào sản xuất, nông dân ở Long An đạt lợi nhuận tăng lên từ 0,8-1,7 tỉ đồng/ha/năm.
Tổng công ty hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024. Theo đó, họ đạt tổng doanh thu hơn 85.466 tỷ đồng sau 9 tháng. Tuy nhiên, hãng hàng không này vẫn còn lỗ lũy kế 35.255 tỷ đồng.
EU áp thuể bổ sung với xe điện nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc, điều tra nền tảng thương mại điện tử Temu, giá vàng thế giới liên tục phá đỉnh... là một số sự kiện kinh tế nổi bật tuần qua.
UBND TP.HCM vừa báo cáo Bộ Xây dựng tình hình thị trường bất động sản và nhà ở quý 3 năm 2024. Theo đó TP.HCM có 37 dự án phát triển nhà ở, dự án bất động sản đang triển khai; 1 dự án được cấp phép; 4 dự án đã hoàn thành.
Thị trường vàng tuần qua chứng kiến biến động mạnh với giá vàng, khiến người mua lỗ gần nửa triệu đồng mỗi lượng khi mua vàng.
Đầu năm nay, Thế Giới Di Động đóng cửa gần 200 cửa hàng và cắt giảm hàng loạt nhân sự. Nhưng bất ngờ doanh thu của đơn vị này tăng vọt đến 13% theo cáo kết quả kinh doanh quý III/2024 vừa được công bố.