Thứ ba, 15/10/2024

Thêm 1 năm "sương gió" cho các ông lớn đồ thể thao

19/02/2024 5:05 PM (GMT+7)

Nike đang phải sa thải hơn 1.600 nhân viên trên toàn cầu trong kế hoạch tiết kiệm chi phí 2 tỷ USD trong 3 năm tới. Adidas và Puma cũng dự báo doanh thu giảm trong năm nay do thị trường thế giới giảm chi tiêu.

Thực tế, Công ty PouYuen Việt Nam tại TP.HCM (nhà cung cấp lớn cho cả Nike và Adidas) phải thực hiện nhiều đợt cắt giảm lao động lớn trong năm 2023 vì thiếu đơn hàng quốc tế. Con số thống kê cho thấy hơn 8.000 lao động (hơn 80% là nữ) tại nhà máy PouYuen ở quận Bình Tân phải chịu mất việc trong năm ngoái.

Tháng 12/2023, Nike toàn cầu cho biết có kế hoạch tiết kiệm 2 tỷ USD trong 3 năm tới, bằng cách thắt chặt nguồn cung một số sản phẩm, cải thiện chuỗi cung ứng, giảm các khâu quản lý và đẩy mạnh tự động hóa. Số lượng hơn 1.600 nhân viên phải thôi việc chiếm khoảng 2% lượng nhân sự toàn cầu của Nike.

Thêm 1 năm "sương gió" cho các ông lớn đồ thể thao- Ảnh 1.

Nike phải cắt giảm chi phí vì tình hình kinh doanh không thuận lợi. Ảnh tư liệu.

Năm tài chính gần đây nhất của Nike kết thúc vào tháng 5/2023, với doanh thu tăng 10% so với năm trước đó nhưng lợi nhuận lại giảm đến 16%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay của Nike xuống mức thấp nhất trong 10 năm.

Theo báo The Wall Street Journal (Mỹ), ông John Donahoe, CEO của Nike toàn cầu, cho biết việc cắt giảm nhân sự năm 2024 bắt đầu vào ngày 16/2, còn giai đoạn 2 sẽ hoàn thành vào cuối quý 1 này. Nhân viên làm việc tại các cửa hàng, trung tâm phân phối và nhân viên các đội sáng tạo không thuộc diện cắt giảm nhân sự trong năm.

Nike đang dồn các nguồn lực để tăng cường đầu tư vào các dòng sản phẩm như chạy bộ, quần áo nữ và thương hiệu Jordan, Donahoe cho biết. Tờ báo Mỹ cũng cho biết trong những tháng gần đây, Nike đã thông báo những thay đổi ở cấp lãnh đạo trong các phòng ban về đổi mới, thiết kế, tiếp thị và công nghệ.

Hoạt động kinh doanh bán buôn của "ông lớn" Mỹ đang chịu áp lực dai dẳng vì các nhà bán lẻ kiểm soát chặt chẽ lượng hàng tồn kho và cắt giảm đơn đặt hàng, làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

Bên cạnh đó, khách hàng toàn cầu đang thay đổi hành vi tiêu dùng: Dừng việc mua sắm "quá tay" đối với giày thể thao đắt tiền và quần áo thể thao để chi cho những thứ cơ bản hoặc trải nghiệm và du lịch.

Ngoài ra, Nike cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu mới nổi như Hoka và On Cloud.

Các đối thủ như Hoka và On Cloud đang ngày càng giành được chỗ đứng lớn hơn trong thị phần giày chạy bộ cũng như giày thoải mái để mang đi làm hoặc đi học. Đại gia Adidas từ châu Âu và New Balance cũng đang đi đầu trong thị trường thời trang dạo phố bằng cách tung ra hàng chục cách phối màu mới cho những mẫu cũ.

Thêm 1 năm "sương gió" cho các ông lớn đồ thể thao- Ảnh 2.

Về kinh doanh, "giày" Nike phải chạy chậm lại. Ảnh: Nike.

Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi từ Nike

Việt Nam là địa điểm sản xuất toàn cầu lớn nhất của Nike, với 51% số lượng giày Nike được sản xuất vào năm 2021. Tỷ lệ này tiếp tục tăng lên vào năm 2022 vì khi Nike tăng số lượng nhà cung cấp tại Việt Nam lên 155 từ con số 138. Phần lớn các nhà máy này ở miền Nam, chủ yếu là trong và xung quanh khu vực TP. Hồ Chí Minh.

Tất cả ba sản phẩm trụ cột của Nike đều được sản xuất tại Việt Nam bao gồm giày, quần áo và thiết bị thể thao (gồm các sản phẩm mang nhãn hiệu Converse và Nike).

Hiện tại, Việt Nam có hơn 70 nhà máy sản xuất hàng may mặc cho Nike. Ngoài ra là 13 nhà máy sản xuất dụng cụ thể thao cho "ông trùm" đồ thể thao thế giới. Về giày, 13 nhà máy khác đang sản xuất từ giày chạy bộ đến giày thể thao cho Nike.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bamboo Airways khai thác đường bay đến Bangkok sau 1 năm tạm dừng

Bamboo Airways khai thác đường bay đến Bangkok sau 1 năm tạm dừng

Bamboo Airways sẽ khai thác trở lại đường bay thường lệ tới Bangkok. Đây là động thái đầu tiên của hãng này sau một năm dừng bay thường lệ quốc tế, để tập trung tái cơ cấu.

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM

Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này.

"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM

"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM

"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.

Lãnh đạo TP.HCM chốt thời gian trình bảng giá đất: Trước 14h ngày 16/10

Lãnh đạo TP.HCM chốt thời gian trình bảng giá đất: Trước 14h ngày 16/10

UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.

Ông Phan Văn Mãi băn khoăn: Vì sao TP.HCM chưa thể đăng cai SEA Games?

Ông Phan Văn Mãi băn khoăn: Vì sao TP.HCM chưa thể đăng cai SEA Games?

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.

Doanh thu bán lẻ tăng trưởng mặc siêu bão Yagi

Doanh thu bán lẻ tăng trưởng mặc siêu bão Yagi

Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.