UNIQLO mới công bố kế hoạch khai trương cửa hàng tiếp theo tại TP.HCM: cửa hàng mới sẽ mở cửa chào đón khách hàng tới tham quan và mua sắm vào tứ bảy 20/7/2024 tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Grand Park, thành phố Thủ Đức.
UNIQLO Vincom Grand Park chính là cửa hàng thứ 11 của UNIQLO tại TP.HCM và là cửa hàng thứ 24 tại Việt Nam, hoạt động song song cùng cửa hàng trực tuyến UNIQLO.com.
Hơn 4 năm có mặt tại Việt Nam (từ cuối năm 2019), nhà bán lẻ quần áo nổi tiếng của Nhật Bản đã có nhiều cửa hàng được nhiều người biết đến như UNIQLO Hoàn Kiếm tại Hà Nội, UNIQLO Saigon Centre và UNIQLO Đồng Khởi (cả 2 ở Quận 1, TP.HCM).
Các cửa hàng này đều nằm trong các trung tâm thương mại. Trong khi đó, cửa hàng flagship đích thực phải đủ tầm để đại diện một thương hiệu tại khu vực hay quốc gia nơi thương hiệu đó đang hoạt động. Chỉ diện tích lớn là chưa đủ cho một cửa hàng flagship đích thực.
UNIQLO đang phát triển chiến lược mở rộng quy mô flagship ở châu Âu, trong đó gồm việc sẽ đóng cửa bớt những cửa hàng kém hiệu quả.
Tháng 4/2024, UNIQLO khai trương cửa hàng flagship ở Rome (Ý) và Edinburgh (Vương quốc Anh) sau khi mở những cửa hàng tương tự ở London (Anh), Milan (Ý) và Nice (Pháp).
Cửa hàng flagship là những cửa hàng được đầu tư mạnh, thiết kế đẹp, cao cấp để thể hiện cho bộ mặt của một thương thiệu. Một thương hiệu trong lĩnh vực F&B điển hình tại Việt Nam đang tập trung vào flagship là chuỗi trà và cà phê Phúc Long.
Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang bắt đầu đầu tư vào Phúc Long vào giữa năm 2021 bằng việc mua lại 20% cổ phần với giá 15 triệu USD. Sau khoản đầu tư ban đầu này, Masan không ngừng nâng tỷ lệ sở hữu chuỗi F&B này và công bố tỷ lệ nắm giữ lên tới 85% đầu tháng 8/2022. Tổng cộng, Masan đã bỏ ra số tiền tương đương 280 triệu USD để sở hữu 85% vốn cổ phần.
Trong suốt quá trình đầu tư và tăng dần tỷ lệ nắm giữ này, Masan mở rộng Phúc Long bằng việc mở thêm nhiều ki-ốt nhỏ bán trà và cà phê Phúc Long dành cho những khách hàng muốn mua mang đi thay vì ngồi tại quán có không gian rộng để thưởng thức. Tuy nhiên, sau khi trở thành người chủ mới của Phúc Long, Masan không còn "mặn mà" với ki-ốt nhỏ nữa, "ông lớn" bán lẻ chuyển hướng tập trung sang các cửa hàng flagship mang tính biểu tượng cho Phúc Long.
Trở lại với UNIQLO, Fast Retailing (công ty mẹ) khẳng định trong tháng 4/2024: hoạt động kinh doanh ở châu Âu đạt được “tốc độ tăng trưởng vượt trội”. Trong nửa đầu năm tài chính này (từ 9/2023 đến 2/2024), doanh số ở châu Âu tăng 38,4%, đạt mức 14,21 tỷ yên. Doanh thu tăng vọt 50% đạt 2,5 tỷ yên.
Fast Retailing cũng vừa công bố kết quả kinh doanh mới nhất. Kết quả cho thấy Fast Retailing ghi nhận doanh số và lợi nhuận ròng cao kỷ lục trong 3 quý (đến hết tháng 5 này). Nguyên nhân là nhờ doanh số khởi sắc ở châu Âu và Mỹ, cũng như số lượng khách du lịch nước ngoài đến Nhật Bản tăng.
Fast Retailing cho biết tổng doanh thu trong giai đoạn trên đạt hơn 2,3 ngàn tỷ yên, tương đương gần 15 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ tính theo đồng yên. Lợi nhuận ròng đạt 312,8 tỷ yên, tương đương gần 2 tỷ USD , tăng khoảng 31%.
Công ty Nhật Bản dự báo doanh thu tính theo năm tài chính đến hết tháng 8 này sẽ lần đầu tiên vượt mốc 3 ngàn tỷ yên. Vì vậy, họ đã điều chỉnh dự báo lên mức 3,07 ngàn tỷ yên, tăng 40 tỷ yên so với dự báo trước đó.
Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.
Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, nâng cấp nền kinh tế số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu…
Tạp chí Fortune (Mỹ) vừa công bố danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, qua đó vinh danh 100 nữ doanh nhân hàng đầu các lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam có ba đại diện góp mặt trong danh sách này.
93 doanh nghiệp và 84 doanh nhân được UBND TP.HCM công nhận là những doanh nghiệp, doanh nhân TP.HCM tiêu biểu. Họ đóng góp ngân sách tổng cộng 16.429 tỉ đồng, tạo việc làm ổn định cho 58.257 lao động.
UBND TP.HCM vừa quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc ở thành phố.