Ngày 28/9, UBND huyện Hóc Môn tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận các sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) và Ra mắt Hội quán OCOP Hóc Môn. Như vậy, huyện hôm nay đón nhận thêm 7 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, nâng tổng số sản phẩm lên con số 47.
Theo thông tin công bố hôm nay, tất cả các xã và thị trấn của huyện Hóc Môn đều có sản phẩm OCOP được công nhận.
Tổng cộng, toàn huyện đã có 47 sản phẩm OCOP của 24 chủ thể, trong đó 10 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao, còn lại là chuẩn 3 sao.
Sắp tới, đặc sản tóp mỡ Hóc Môn cũng sẽ vào danh sách OCOP của huyện nếu các chủ thể của đặc sản này muốn đăng ký tham gia khi doanh số bán đủ lớn.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, đặc sản tóp mỡ từ huyện không quá khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chí OCOP. Ông cho rằng nếu doanh số đặc sản này tăng gấp 2-3 lần hiện nay, và nếu các nhà cung cấp tóp mỡ Hóc Môn muốn đăng ký tham gia chương trình OCOP của huyện, hoàn toàn có khả năng món ăn được chế biến này sẽ gia nhập danh sách.
Theo một lò cung cấp đặc sản tóp mỡ giòn đóng gói sản phẩm có hút chân không ở Hóc Môn, tóp mỡ loại ngon được làm từ thịt má heo nguyên sớ thịt với tỉ lệ nạc lến đến 80%, được cắt lát mỏng thủ công rồi chiên giòn với công nghệ quay ly tâm vắt dầu siêu khô để không còn bị động mỡ nước bên trong miếng tóp mỡ.
Ban Tố chức chương trình ngày 28/9 cho biết việc ra mắt Hội quán OCOP huyện Hóc Môn là để tạo sân chơi cho các chủ thể OCOP, giúp quảng bá sản phẩm tốt hơn.
Ông Nguyễn Ngọc Luận, Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp huyện Hóc Môn nhiệm kỳ 2024-2029, Chủ nhiệm Câu lạc bộ OCOP huyện Hóc Môn, cho biết từ khi triển khai chương trình OCOP theo Kế hoạch số 3432/KH-UBND ngày 12/7/2022 của UBND huyện Hóc Môn, việc triển khai thực hiện chương trình OCOP được mở rộng ra trên địa bàn toàn huyện, từ đó thu hút nhiều chủ thể như doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh tham gia chương trình.
Ông Luận chia sẻ, với sự ra đời của Câu lạc bộ và Hội quán OCOP Hóc Môn thì các chủ thể OCOP trên địa bàn Hóc Môn có thêm nơi để học hỏi những kinh nghiệm từ marketing, thị trường... để hoàn thiện sản phẩm, từ quy trình sản xuất đến nâng cao được chất lượng sản phẩm, từ đó hướng đến cung cấp nhiều sản phẩm của TP.HCM nói chung và huyện Hóc Môn nói riêng đến thị trường trong nước lẫn quốc tế.
Về hoạt động, ông cho biết câu lạc bộ sẽ chủ động kết nối hội viên với các đơn vị tư vấn trong các lĩnh vực liên quan như đảm bảo quy trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường.
"Đặc biệt, Câu lạc bộ và Hội quán trong thời gian tới cam kết đẩy mạnh các hoạt động tập huấn về sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng và kinh tế tuần hoàn, đặc biệt trong lĩnh vực đảm bảo vệ sinh nguồn nước, nguồn thải sau sản xuất", ông Luận khẳng định.
Danh sách các sản phẩm OCOP Hóc Môn bao gồm trầu cau Bà Điểm; bánh đúc Bà Điểm, sữa tươi và sữa chua thanh trùng Đông Thạnh; cà phê nông sản Meet More; dưa lưới Nông Phát; bánh canh cá lóc Cà Mèn; cà pháo Ngọc Liên; nem cua bể và cá trắm kho riềng Mười Dũng; chả giò chay, chả giò rế hải sản của hộ kinh doanh Tân Lộc Thành; chè Thái của hộ kinh doanh chè Thái Kim Thoa; nem Huế của hộ kinh doanh cơ sở Tân Vinh; bánh tráng nướng (vị dừa, vị ruốc), bánh tráng không nhúng nước và bánh canh ống của công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ T&Z.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.