Hà Nội 31oC
Thứ sáu, 24/03/2023

TP.HCM: Hơn 70% khó khăn các dự án bất động sản là do "điểm nghẽn" pháp lý

19/11/2022 6:34 PM (GMT+7)

Theo các chuyên gia, điểm nghẽn pháp lý chính là vướng mắc lớn nhất với doanh nghiệp bất động sản TP.HCM hiện nay, chiếm tới 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh.

Thời gian qua, thị trường bất động sản TP.HCM rơi vào cảnh khó khăn bủa vây khi nguồn vốn tín dụng, trái phiếu bị kiểm soát chặt chẽ và việc một số "ông lớn" địa ốc bị cơ quan chức năng điều tra sai phạm. Điều này dẫn đến việc nguồn cung thị trường sụt giảm kỉ lục, giao dịch thị trường lao dốc, ảnh hưởng đến nền kinh tế chung.

Sau cuộc họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản tại TP.HCM do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì cùng với Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng vướng mắc về pháp lý là vướng mắc lớn nhất với doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Vấn đề này chiếm tới 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh.

TP.HCM: Hơn 70% khó khăn các dự án bất động sản là do "điểm nghẽn" pháp lý - Ảnh 1.

Điểm nghẽn pháp lý chính là vướng mắc lớn nhất với doanh nghiệp bất động sản TP.HCM hiện nay. Ảnh: I.T

Nguyên nhân, theo HoREA, là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất, việc giải quyết vướng mắc pháp lý cần nhiều thời gian.

HoREA cũng khẳng định thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp, thiếu đồng bộ, liên thông đang kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục hành chính của các dự án bất động sản, nhà ở thương mại khoảng 3-5 năm, thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh và tăng chi phí đầu tư của doanh nghiệp.

Do vậy, HoREA đề xuất Bộ Xây dựng cần chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành quy định hướng dẫn trình tự triển khai thực hiện đối với dự án nhà ở, khu đô thị, xây dựng quy trình chuẩn về thủ tục đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại.

Hiện tại, TP.HCM có tới 302 dự án nằm treo (dự án đã quá 3 năm nhưng chưa thu hồi hoặc chưa hoàn thành thu hồi đất). Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm tổ trưởng và 7 thành viên là thứ trưởng các bộ, ngành liên quan.

TP.HCM: Hơn 70% khó khăn các dự án bất động sản là do "điểm nghẽn" pháp lý - Ảnh 3.

TP.HCM có tới 302 dự án nằm treo. Ảnh: H.T

Theo đó, tổ công tác có nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Qua kiểm tra, rà soát, tổ công tác sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan trực tiếp tới các dự án bất động sản, trường hợp các vướng mắc vượt thẩm quyền, tổ công tác sẽ tham mưu cho Thủ tướng báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Chia sẻ ý kiến, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cho biết việc lập tổ công tác để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án bất động sản lúc này thể hiện sự thấu hiểu, chia sẻ, vào cuộc quyết liệt của Thủ tướng và Chính phủ.

Điều này giúp thị trường lấy lại niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản và các thị trường liên quan như thị trường chứng khoán, trái phiếu. Đây cũng là thông điệp của Thủ tướng, vì niềm tin thị trường đang là vấn đề lớn nhất của thị trường lúc này.

Ông Châu mong muốn tổ công tác của Thủ tướng với thẩm quyền được giao sẽ phát huy tinh thần chủ động, giải quyết ngay những vướng mắc dự án thuộc thẩm quyền của tổ, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo ngay với Thủ tướng để gỡ vướng kịp thời cho các dự án.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đã có 272 dự án của doanh nghiệp Nhật Bản trị giá 5,59 tỷ USD đầu tư vào Đồng Nai

Đã có 272 dự án của doanh nghiệp Nhật Bản trị giá 5,59 tỷ USD đầu tư vào Đồng Nai

Đồng Nai hiện có 272 dự án của Nhật Bản với tổng số vốn đầu tư 5,59 tỷ USD, đứng thứ 2 về đầu tư nước ngoài vào tỉnh này.

Toshiba - tượng đài công nghệ Nhật Bản, đã được bán với giá hơn 15 tỷ USD

Toshiba - tượng đài công nghệ Nhật Bản, đã được bán với giá hơn 15 tỷ USD

Toshiba đã chấp nhận lời đề nghị mua lại từ một nhóm doanh nghiệp với giá 15,3 tỷ USD. Nếu việc mua bán diễn ra thành công, đây sẽ là một trong những thương vụ mua lại cổ phần tư nhân lớn nhất từ ​​trước đến nay tại Nhật Bản.

Gần 600 phòng giao dịch bưu điện có thể không nhận gửi tiết kiệm

Gần 600 phòng giao dịch bưu điện có thể không nhận gửi tiết kiệm

Ngân hàng Nhà nước đề xuất từ ngày VNPost thoái xuống dưới 5% vốn điều lệ của LienVietPostBank, phòng giao dịch bưu điện sẽ không được nhận tiền gửi tiết kiệm.

4 tiếp viên mang ma túy về Việt Nam có thể không được làm tiếp viên ở bất cứ hãng bay nào

4 tiếp viên mang ma túy về Việt Nam có thể không được làm tiếp viên ở bất cứ hãng bay nào

Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết 4 tiếp viên Vietnam Airlines nghi vận chuyển ma túy từ Pháp về đã vi phạm quy định của ngành, nên sẽ bị xem xét cho thôi việc.

Doanh nghiệp địa ốc quyết "bung" hàng dù không kỳ vọng vào thanh khoản thị trường

Doanh nghiệp địa ốc quyết "bung" hàng dù không kỳ vọng vào thanh khoản thị trường

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn ảm đạm, một số doanh nghiệp địa ốc đã rục rịch bung hàng, dù không kỳ vọng vào thanh khoản. Song động thái này của các doanh nghiệp sẽ có tác dụng bổ sung thêm nguồn cung, khiến thị trường ấm lên.

Toyota ngừng bán Camry tại Nhật Bản

Toyota ngừng bán Camry tại Nhật Bản

Toyota Motor có kế hoạch ngừng bán mẫu sedan Camry tại Nhật Bản, nhằm tập trung nguồn hàng cho những thị trường nó vẫn phổ biến.