Thứ hai, 25/11/2024

Trường học khổ sở vì thủ tục mở căn tin, bãi xe

22/08/2024 2:19 PM (GMT+7)

Căn tin, bãi giữ xe trong các trường công lập ở TP.HCM có nguy cơ không hoạt động được do vướng quy định về sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên kết. Vướng mắc này cần sớm được tháo gỡ để không gây ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn học sinh khi năm học mới đang cận kề.

Thấp thỏm chờ hướng dẫn

Phòng GDĐT quận Bình Tân vừa ra thông báo yêu cầu hiệu trưởng công lập gồm mầm non, tiểu học, THCS và chuyên biệt phải tạm dừng các hoạt động cho thuê tài sản công làm căn tin, bãi xe, bếp ăn cho đến khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê theo quy định.

Trước đó, Thanh tra TP.HCM đã kiểm tra và kết luận, quận Bình Tân có 40 trường công lập và 2 địa chỉ của trung tâm văn hóa, thể dục thể thao quận sử dụng nhà, đất công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết nhưng chưa được UBND TP.HCM phê duyệt đề án, tức là chưa làm đúng Nghị định 151/2017/NĐ-CP. Thanh tra TP.HCM cho biết, nhiều trường công lập ở các quận, huyện khác cũng đang có các hạng mục cho thuê, liên kết chưa đúng quy định.

Hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Bình Tân cho biết, hơn 3/4 học sinh của trường học bán trú, ăn trưa ở trường. Nhiều năm qua, nhà trường ký hợp đồng với một công ty chuyên cung cấp suất ăn và công ty này thuê bếp ăn tại trường để tổ chức nấu nướng, chế biến. Hiện tại, trường phải tạm dừng hợp đồng này theo yêu cầu của UBND quận. 

Trường học khổ sở vì thủ tục mở căn tin, bãi xe - Ảnh 1.

Chế biến, chia khẩu phần ăn trưa cho học sinh ở Trường tiểu học Phong Phú, TP Thủ Đức. Ảnh: Nguyễn Loan

Chỉ còn 1-2 tuần nữa, trường bắt đầu đón học sinh vào học. Ông nói: "Thời gian quá gấp gáp, các trường khó tự tổ chức bếp ăn cho học sinh được, đành phải hợp đồng với các công ty cung cấp suất ăn công nghiệp, đưa suất ăn từ bên ngoài vào, khó kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm".

Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) - cho hay, UBND TP.HCM và Sở GD-ĐT cho phép các trường chưa có đề án cho thuê tài sản công theo Nghị định 151 được tạm thời cho thuê theo hình thức đấu thầu hằng năm để tổ chức các hoạt động bếp ăn bán trú, căn tin, bãi xe hay cho thuê tổ chức các hoạt động ngoài giờ khác. Các trường rất mệt mỏi với thủ tục đấu thầu hằng năm bởi thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức. Mỗi năm, nhà trường mất 3-4 tháng để làm hồ sơ, thủ tục đấu thầu. Cũng có quy định cho phép nhà trường tự khai thác căn tin, bãi giữ xe, nhưng chức năng của nhà trường là giảng dạy, không thể đủ nhân lực để tổ chức nấu ăn, giữ xe cho học sinh.

Bà Phạm Thúy Hà - Hiệu trưởng Trường tiểu học Đặng Trần Côn (quận 4) - cũng cho hay, nhà trường cho thuê căn tin nhiều năm qua để phục vụ gần 700 học sinh. Theo bà, việc lập đề án cho thuê tài sản công hay đấu thầu cho thuê căn tin đều gây khó cho các trường bởi thủ tục phức tạp. Các trường mở căn tin, bãi xe là để phục vụ học sinh chứ không phải để kiếm lời, nhưng luôn phải chịu áp lực trong việc bảo đảm an toàn, nhất là an toàn thực phẩm. Nếu thủ tục quá phức tạp thì không trường nào muốn làm. Nhưng không làm thì thiệt thòi cho học sinh.

Ông Huỳnh Thanh Phú, bà Phạm Thị Hà đều kiến nghị sớm có hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu, khả thi trong việc xây dựng và phê duyệt đề án sử dụng tài sản công theo Nghị định 151 để các trường bước vào năm học mới thuận lợi. Đây cũng là nguyện vọng của đông đảo phụ huynh, bởi nếu trường không tổ chức được bếp ăn, căn tin thì con em họ không biết sẽ ăn, uống ra sao khi học bán trú.

Trầy trật xoay xở

Ông Ngô Văn Tuyên - Trưởng phòng GDĐT quận Bình Tân - thông tin, quận Bình Tân có 40 trường công lập lập đề án sử dụng tài sản công từ 3 năm nay nhưng chưa được phê duyệt nên hiện giờ phải tạm ngưng hoạt động cho thuê mặt bằng làm căn tin, bãi giữ xe, chờ hướng dẫn từ UBND quận.

Do gặp trắc trở trong quá trình lập đề án, 236 trường trực thuộc UBND các quận Phú Nhuận, Tân Phú và Bình Tân đã ngừng các hoạt động cho thuê mặt bằng hoặc liên kết để cung cấp các dịch vụ căn tin, bãi xe từ năm 2020 (quận Tân Phú), 2022 (quận Phú Nhuận). Có 2/47 trường ở quận Tân Phú tự đứng ra tổ chức căn tin, bãi giữ xe cho học sinh (từ tháng 1 - 5/2023) nhưng không duy trì được do thiếu nhân sự.

Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) - cho hay, UBND TP.HCM và Sở GDĐT cho phép các trường chưa có đề án cho thuê tài sản công theo Nghị định 151 được tạm thời cho thuê theo hình thức đấu thầu hằng năm để tổ chức các hoạt động bếp ăn bán trú, căn tin, bãi xe hay cho thuê tổ chức các hoạt động ngoài giờ khác. Các trường rất mệt mỏi với thủ tục đấu thầu hằng năm bởi thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức. Mỗi năm, nhà trường mất 3-4 tháng để làm hồ sơ, thủ tục đấu thầu. Cũng có quy định cho phép nhà trường tự khai thác căn tin, bãi giữ xe, nhưng chức năng của nhà trường là giảng dạy, không thể đủ nhân lực để tổ chức nấu ăn, giữ xe cho học sinh.

Bà Phạm Thúy Hà - Hiệu trưởng Trường tiểu học Đặng Trần Côn (quận 4) - cũng cho hay, nhà trường cho thuê căn tin nhiều năm qua để phục vụ gần 700 học sinh. Theo bà, việc lập đề án cho thuê tài sản công hay đấu thầu cho thuê căn tin đều gây khó cho các trường bởi thủ tục phức tạp. Các trường mở căn tin, bãi xe là để phục vụ học sinh chứ không phải để kiếm lời, nhưng luôn phải chịu áp lực trong việc bảo đảm an toàn, nhất là an toàn thực phẩm. Nếu thủ tục quá phức tạp thì không trường nào muốn làm. Nhưng không làm thì thiệt thòi cho học sinh.

Trường học khổ sở vì thủ tục mở căn tin, bãi xe - Ảnh 2.

Chế biến, chia khẩu phần ăn trưa cho học sinh ở Trường tiểu học Phong Phú, TP Thủ Đức. Ảnh: Nguyễn Loan

Ông Huỳnh Thanh Phú, bà Phạm Thị Hà đều kiến nghị sớm có hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu, khả thi trong việc xây dựng và phê duyệt đề án sử dụng tài sản công theo Nghị định 151 để các trường bước vào năm học mới thuận lợi. Đây cũng là nguyện vọng của đông đảo phụ huynh, bởi nếu trường không tổ chức được bếp ăn, căn tin thì con em họ không biết sẽ ăn, uống ra sao khi học bán trú.

Trầy trật xoay xở

Ông Ngô Văn Tuyên - Trưởng phòng GDĐT quận Bình Tân - thông tin, quận Bình Tân có 40 trường công lập lập đề án sử dụng tài sản công từ 3 năm nay nhưng chưa được phê duyệt nên hiện giờ phải tạm ngưng hoạt động cho thuê mặt bằng làm căn tin, bãi giữ xe, chờ hướng dẫn từ UBND quận.

Ông Trịnh Vĩnh Thanh - Trưởng phòng GDĐT quận Gò Vấp - cho hay, quận có 36/60 trường công lập có dịch vụ căn tin, giữ xe. 36 trường này đã xây dựng đề án sử dụng tài sản công gửi về phòng tài chính - kế hoạch quận và đang chờ UBND TPHCM phê duyệt. Nếu các dự án này không được phê duyệt, các hoạt động căn tin, giữ xe, bếp ăn bán trú… của các trường sẽ phải tạm ngưng trong năm học mới. 

Vì thế, UBND quận Gò Vấp đã đề xuất ý tưởng "UBND TP.HCM áp dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM để thí điểm ủy quyền cho UBND cấp quận phê duyệt đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê tại đơn vị sự nghiệp công lập".

Theo Sở GDĐT TP.HCM, sở có 128 đơn vị trực thuộc, trong đó có 117 đơn vị đang sử dụng tài sản công để cho thuê, liên kết. Các đơn vị này đã lập đề án sử dụng tài sản công nhưng chưa được phê duyệt. Sở GDĐT TP.HCM cũng đã gửi 82 đề án của các trường trực thuộc cho Sở Tài chính TP.HCM để thẩm định nhưng các đề án chưa đạt yêu cầu, cần chỉnh sửa, bổ sung… Từ năm 2019 tới nay, các trường có đề án chưa được duyệt phải tạm duy trì bãi giữ xe, căn tin theo hình thức đấu thầu công khai hằng năm.

Ngoài ra, toàn thành phố còn có 1.296 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp quận, phần lớn có tài sản công cho thuê làm căn tin, bãi giữ xe phục vụ học sinh và giáo viên. Phòng tài chính - kế hoạch các quận, huyện và TP Thủ Đức đã hướng dẫn các trường lập đề án sử dụng tài sản công; các trường này đã đóng thuế đối với hoạt động cho thuê mặt bằng, nộp các khoản thu từ việc cho thuê mặt bằng vào ngân sách nhà nước.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM - do vướng khâu thủ tục, nhiều trường công lập đã ngừng hoạt động căn tin, bếp ăn, bãi giữ xe, dẫn đến lãng phí rất lớn về mặt bằng. Việc ngừng tổ chức những hoạt động này gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động giáo dục của nhà trường, việc học tập của học sinh và gây tâm lý bất an cho phụ huynh. Sở đề xuất UBND TP.HCM nghiên cứu, miễn tiền thuê đất đối với việc sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê, liên kết tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.

UBND TPHCM yêu cầu các cơ quan chức năng tháo gỡ vướng mắc

Ngày 15/8, Văn phòng UBND TPHCM có văn bản thông báo kết luận chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Dũng về việc thực hiện đề án sử dụng tài sản công. Theo đó, UBND TP.HCM cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành GDĐT tiếp tục duy trì hoạt động giữ xe, căn tin theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; việc đấu thầu phải công khai, minh bạch, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong tháng 8/2024, lãnh đạo Sở GDĐT phải phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban, ngành liên quan, UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức hướng dẫn cho các đơn vị sự nghiệp công lập ngành GDĐT để các đơn vị hiểu rõ cách thức, phương thức thực hiện, đảm bảo việc triển khai nhất quán, hiệu quả và đúng quy định. UBND TP.HCM yêu cầu rà soát, kiểm tra lại các đề án đã được các đơn vị sự nghiệp công lập gửi, có giải pháp tháo gỡ, hướng dẫn các đơn vị thực hiện, nếu vượt thẩm quyền thì tổng hợp, đề xuất UBND TP.HCM để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ.

Theo Phunuonline.com.vn

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

10.000 nhân viên Bosch bị giảm lương trong cơn đau đầu của ngành ô tô Đức

10.000 nhân viên Bosch bị giảm lương trong cơn đau đầu của ngành ô tô Đức

Robert Bosch, tập đoàn cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới, vừa thông báo sẽ giảm giờ làm và giảm lương của khoảng 10.000 nhân viên ở Đức trong bối cảnh ngành ô tô Đức đang phải chật vật cạnh tranh, điển hình là Volkswagen.

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.

Nguyên chủ tịch HĐQT 1 ngân hàng bị đề nghị 28-29 năm tù trong vụ Xuyên Việt Oil

Nguyên chủ tịch HĐQT 1 ngân hàng bị đề nghị 28-29 năm tù trong vụ Xuyên Việt Oil

Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên chủ tịch HĐQT tại 1 ngân hàng, bị Viện Kiểm sát đề nghị tổng hình phạt 28-29 năm tù về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Lại sửa phương án đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Lại sửa phương án đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.

Tập đoàn 911 bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới

Tập đoàn 911 bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới

Bà Nguyễn Thị Thơm, người đã có kinh nghiệm làm việc hơn 13 năm tại Tập đoàn 911, đã trở thành Chủ tịch HĐQT mới tại tập đoàn sau khi Chủ tịch HĐQT Lưu Đình Tuấn từ trần.

Vì mục đích bảo mật, mọi ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Vì mục đích bảo mật, mọi ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ ngày 1/1/2025, tất cả các ứng dụng ngân hàng không được có chức năng ghi nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng, theo Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).