Thứ sáu, 26/04/2024

Nhiều khách sạn tại TP.HCM đóng cửa, rao bán

26/03/2023 3:18 PM (GMT+7)

Hàng loạt khách sạn tại trung tâm TP.HCM đang đóng cửa, rao bán, cho thuê. Các khách sạn này phần lớn từ 0-3 sao. Thiếu khách quốc tế, khó khăn về tài chính khiến họ không thể cầm cự.

Chưa bao giờ, làn sóng cho thuê, rao bán khách sạn tại khu vực trung tâm TP.HCM nhiều như hiện nay. Sau hai năm dịch bệnh Covid-19 và một năm kinh tế phục hồi nhưng tình hình kinh doah của các khách sạn và cơ sở lưu trú vẫn chưa khả quan.

Khách sạn cho thuê, rao bán, chuyển đổi công năng

Ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị cho thấy, các con đường xung quanh chợ Bến Thành như Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Thái Văn Lung, Nguyễn Trung Trực… số lượng khách sạn đang cho thuê và rao bán khá nhiều.

Trên đường Lý Tự Trọng, một loạt khách sạn 2-3 sao chi chít thông tin cho thuê. Khảo sát cho thấy, mức giá mà các môi giới đưa ra là khoảng 200 triệu đồng mỗi tháng. Các khách sạn này đã đóng cửa kể từ khi dịch bệnh Covid-19 và đến nay vẫn chưa có chủ mới. 

Vì sao nhiều khách sạn tại TP.HCM bị đóng cửa, rao bán? - Ảnh 1.

Một khách sạn lớn trên đường Lý Tự Trọng, cách chợ Bến Thành, quận 1, TP.HCM vài bước chân sau 2 năm rao cho thuê, nay đang trong quá trình chuyển đổi công năng. Ảnh: Phúc Minh

Cũng trên con đường này, 3-4 khách sạn có quy mô lớn hơn đang quây bạt hoặc thi công các công đoạn cuối cùng để chuyển đổi công năng thành văn phòng cho thuê. Trước dịch Covid-19, với vị trí thuận lợi chỉ cách chợ Bến Thành vài bước chân và thuận tiện đi lại trong khu vực trung tâm thành phố, các khách sạn trên luôn tấp nập nhưng kể từ khi có dịch Covid-19, tình hình đã đổi chiều.

Tại phố Tây Bùi Viện, tối đến, các quán bar vẫn xập xình và tấp nập du khách trong, ngoài nước. Tuy nhiên, len vào các con đường hẻm, thậm chí một số tuyến đường lớn dẫn vào Bùi Viện như đường Đỗ Quang Đẩu, đường Phạm Ngũ Lão… một loạt khách sạn vừa và nhỏ đang ồ ạt cho thuê và rao bán.

Khách sạn Hạ Vy trên đường Đỗ Quang Đẩu, cách trục chính đường Bùi Viện chỉ vài bước chân, rao bán cả 2 năm nay nhưng chưa ai “chốt”. Khách sạn này đang được rao bán với giá gần 100 tỷ đồng. 

Vì sao nhiều khách sạn tại TP.HCM bị đóng cửa, rao bán? - Ảnh 2.

Nhiều khách sạn tại TP.HCM đang rao bán hoặc cho thuê. Ảnh: Phúc Minh


Trên đường Nguyễn Trãi, quận 1, có đến 4-5 khách sạn đang rao bán và cho thuê. Bán mấy năm qua chưa có chủ, một số nơi đã đổi chuyển sang cho thuê nhưng tình hình vẫn rất ì ạch. Khách sạn Amore Saigon Hotel có 15 phòng, cho thuê khoảng 165 triệu đồng/tháng.

Trên các sàn rao bán bất động sản online, lượng tin rao bán, cho thuê khách sạn tăng vọt từ quý III/2022. Chưa bao giờ, chủ các khách sạn ở phố Tây Bùi Viện hay trung tâm quận 1 hình dung về tình hình kinh doanh như hiện nay. Dịch bệnh đã qua nhưng công suất phòng chưa phục hồi bao nhiêu, doanh thu không đủ bù chi phí mở cửa hàng ngày.

Khách sạn chờ khách quốc tế

Đại diện từ sàn rao bán bất động sản Nhà Tốt lý giải, nguyên nhân lượng tin rao bán, cho thuê bất động sản tăng là do tình hình kinh doanh ảm đạm của ngành du lịch nói chung, khách quốc tế đến Việt Nam chưa cao dẫn đến tỷ lệ lấp đầy khách sạn quá thấp.

Giám đốc một chuỗi khách sạn tại trung tâm TP.HCM xác nhận trước dịch Covid-19, 60% khách của họ là du khách nước ngoài. Bối cảnh ngành du lịch hiện nay, thiếu hụt trầm trọng khách quốc tế khiến công suất phòng giảm mạnh, khách sạn sống lay lắt. Theo ông, ngay chính các khách sạn 4-5 sao tại TP.HCM, tỷ lệ lấp đầy cũng không cao vì thiếu khách thì các khách sạn 2-3 sao khó sống nổi.

Vì sao nhiều khách sạn tại TP.HCM bị đóng cửa, rao bán? - Ảnh 3.

Một khách sạn trong khu vực phố Tây Bùi Viện, quận 1, TP.HCM đang được rao bán. Ảnh: Phúc Minh

Trong năm 2022, du khách nước ngoài đến VN chỉ đạt được xấp xỉ 3,5 triệu - thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu mà ngành du lịch đặt ra là 5 triệu khách quốc tế. Theo trang VisaGuide.World, tỷ lệ phục hồi khách du lịch quốc tế của Việt Nam chỉ đạt 18,1%, trong khi các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia hay Campuchia đều đạt tỷ lệ từ 26 - 31%.

Sang đầu năm 2023, dù kinh tế tiếp tục phục hồi, du lịch có những điểm sáng mới, nhất là trong việc đón khách quốc tế nhưng theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, khó khăn vẫn đang còn ở trước mắt khiến làn sóng rao bán, cho thuê khách sạn vẫn đang tiếp diễn.

Trong bối cảnh khách quốc tế chưa phục hồi, các khách sạn đang đối mặt với hàng loạt khó khăn từ lãi suất ngân hàng và các chi phí phát sinh hàng tháng.

Đại diện khách sạn A25 cho biết hiện giá bán điện ở khung kinh doanh dịch vụ là cao nhất trong các khung giá. Đơn vị đề xuất giảm khung giá điện kinh doanh dịch vụ lưu trú bằng với khung giá điện sản xuất trong vòng 3 năm, được giảm giá nước sinh hoạt và chi phí Internet. 

“Chúng tôi cũng mong muốn được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, được hỗ trợ giãn nợ vay để hỗ trợ trong lúc khó khăn và nâng cấp cơ sở vật chất”, đại diện A25 đề xuất.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.

 Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Sáng nay, một số quận, huyện của TP.HCM bất ngờ có mưa. Tuy lượng mưa ít và nhanh chóng tạnh nhưng cũng làm giảm bớt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt trong những ngày qua.