Nổi tiếng với Fortune 500 toàn cầu, đây là lần đầu tiên tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ đưa ra danh sách cho khu vực Đông Nam Á - Fortune 500 Southeast Asia. Theo Fortune, đây là 500 công ty lớn nhất, đại diện cho một khu vực năng động - đóng góp khoảng 4.000 tỷ USD vào GDP toàn cầu và đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng.
Danh sách Fortune 500 Đông Nam Á được xây dựng dựa trên các tiêu chí chính về doanh thu và lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó là các khảo sát, đánh giá toàn diện về quy mô công ty, người lao động, đóng góp cho kinh tế - xã hội trên cơ sở các báo cáo chính thức, được kiểm toán.
Năm nay, 500 doanh nghiệp nằm trong bảng xếp hạng đến từ các quốc gia là "đầu tàu" của khu vực như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia và Philippines.
Với doanh thu hơn 2,5 tỷ USD, Vinamilk nằm trong nhóm 150 doanh nghiệp đầu tiên của bảng xếp hạng, đồng thời là công ty sữa duy nhất của Việt Nam góp mặt trong danh sách này.
Vinamilk cũng được biết đến là thương hiệu thực phẩm có giá trị nhất Đông Nam Á với định giá 3 tỷ USD, theo báo cáo về thương hiệu của Brand Finance 2023.
Đông Nam Á cũng đang là một trong những thị trường chủ lực, có thế mạnh của Vinamilk. Tại đây, doanh nghiệp đầu tư loạt dự án trọng điểm, gồm: một nhà máy tại Campuchia, một tổ hợp trang trại bò sữa tại Lào và một liên doanh về thực phẩm đồ uống tại Philippines. Sản phẩm của Vinamilk đã xuất khẩu đến tất cả quốc gia khu vực ASEAN và ghi nhận tăng trưởng tích cực.
Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Cụ thể, sau đại dịch và khủng hoảng kinh tế, hàng loạt công ty đa quốc gia lớn trên thế giới đã dịch chuyển chuỗi cung ứng của họ sang khu vực này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt kết hợp với dân số trẻ và ngày càng tăng lên tới 680 triệu người, tỷ giá ổn định, khu vực này đang nổi lên như một thị trường đầy hấp dẫn.
Chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2006, đến nay, Vinamilk luôn nằm trong nhóm những công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất tại Việt Nam. So với thời điểm niêm yết, doanh thu của Vinamilk đã tăng 9 lần, vốn hóa đạt hơn 141.000 tỷ đồng và tổng cổ tức chi trả bằng tiền mặt là hơn 80.000 tỷ đồng.
Vinamilk hiện quản lý 16 nhà máy trong và ngoài nước, 15 trang trại bò sữa, với đàn bò sữa 140.000 con, cung cấp hơn một triệu lít sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày. Năm 2023, doanh thu của Vinamilk đạt 60.479 tỷ và lợi nhuận trước thuế hợp nhất hơn 10.968 tỷ đồng. Công ty duy trì thị phần dẫn đầu ngành sữa Việt Nam với hệ thống phân phối hơn 200.000 điểm bán, phủ khắp 63 tỉnh/thành.
Kết quả kinh doanh dự kiến 6 tháng đầu năm 2024 đang cho thấy đà tăng trưởng tích cực, khi doanh thu tăng trưởng dương ở cả mảng kinh doanh nội địa và xuất khẩu.
Tại thị trường quốc tế, Vinamilk tiếp tục cho thấy các chiến lược xuất khẩu đang đi đúng hướng. Theo đó, doanh thu thuần từ hoạt động xuất khẩu năm 2023 đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng trưởng 4,4% so với năm trước.
Riêng trong 5 tháng đầu năm nay, doanh thu xuất khẩu ước tăng 20% so với cùng kỳ. Lũy kế sau 25 năm xuất khẩu, Vinamilk đã khai phá thành công 60 thị trường, với tổng doanh thu đạt 3,2 tỷ USD.
Không chỉ được đánh giá cao về hiệu quả kinh doanh, Vinamilk còn là doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững, thực hành ESG tại Việt Nam. Chưa đầy một năm từ khi tiên phong công bố lộ trình tiến đến Net Zero 2050, Vinamilk đang có 3 đơn vị gồm 2 nhà máy và một trang trại đạt trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS2060:2014.
Giai đoạn chiến lược bắt đầu từ năm 2022 đến nay, Vinamilk định hướng đổi mới một cách toàn diện từ nhận diện thương hiệu, nghiên cứu phát triển sản phẩm, chuyển đổi số trên toàn bộ hệ thống, thúc đẩy phát triển bền vững… để tạo động lực tăng trưởng cho các giai đoạn phát triển mới.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.