Ứng dụng Gojek vừa đưa tính năng đặt đồ ăn trực tuyến GoFood lên hoạt động trên nền tảng ví điện tử MoMo.
Theo Gojek, mối quan hệ hợp tác này cho phép họ tiếp cận và phục vụ hệ sinh thái hàng chục triệu người dùng của MoMo, cũng như giúp tăng doanh thu của các nhà hàng, quán ăn trên nền tảng GoFood.
Cụ thể, người dùng MoMo tại Hà Nội và TP.HCM có thể dùng tính năng GoFood của Gojek khám phá ẩm thực và thưởng thức hàng triệu sự lựa chọn món ăn được cung cấp từ hàng chục nghìn nhà hàng với mức giá hợp lý.
Điều này đồng nghĩa khách hàng không cần phải rời nền tảng MoMo mà vẫn duy trì kết nối vào hệ sinh thái Gojek. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm các món ăn yêu thích, đặt đồ ăn và thanh toán đơn hàng GoFood bằng MoMo.
Theo Gojek, các tính năng như theo dõi đơn hàng, kiểm tra lịch sử đơn hàng… khi đặt thức ăn thực hiện qua MoMo cũng không thay đổi nhằm mang lại trải nghiệm tối ưu nhất cho việc đặt món của người dùng.
Từ ngày 7/8 đến ngày 6/9, khách lần đầu đặt GoFood trên ứng dụng MoMo và đáp ứng một số điều kiện sẽ nhận được mã giảm giá cho đơn hàng đặt thức ăn. Khách hàng khi đặt GoFood trên MoMo cũng sẽ được giảm giá trực tiếp từ hàng nghìn nhà hàng.
MoMo là kỳ lân công nghệ Việt, cung cấp nền tảng siêu ứng dụng và là một trong những ứng dụng Fintech được đánh giá phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Ông Nguyễn Bá Diệp - đồng sáng lập MoMo chia sẻ với hơn hàng chục triệu người dùng của MoMo, kết hợp cùng nền tảng GoFood của Gojek liên kết hàng chục nghìn nhà hàng sẽ mang lại những trải nghiệm tối ưu cho người dùng.
Ông Sumit Rathor - Tổng Giám đốc Gojek Việt Nam, cho biết việc lần đầu tiên tích hợp dịch vụ đặt thức ăn trên MoMo là một bước đổi mới, giúp người dùng tiếp cận dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến một cách thuận tiện.
Gojek là nền tảng dịch vụ thuộc Tập đoàn GoTo, Indonesia. Tại Việt Nam, ứng dụng này đang cung cấp nhiều dịch vụ từ vận chuyển, giao nhận đồ ăn, hậu cần và nhiều dịch vụ khác.
Thị trường xe ôm công nghệ Việt Nam sắp tới dự kiến sẽ dậy sóng khi có thêm sự xuất hiện của Công ty cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) - công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. GSM sẽ vận hành xe máy điện VinFast để chở khách và giao hàng.
GSM đã có kế hoạch chiêu mộ hơn 20.000 tài xế mới nhưng chưa đề cập thời gian cụ thể ra mắt dịch vụ gọi xe công nghệ hoạt động 100% bằng xe máy điện.
Dù còn nhiều tháng nữa mới đến Tết Ất Tỵ 2025, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn đã có kế hoạch bán vé tàu sớm để phục vụ các cơ quan, tập thể.
"Chúng ta đã có kinh nghiệm khắc phục hậu quả mưa lũ trắng trời ở miền Trung năm 2020, lần này, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và người dân, tôi tin chắc sản xuất nông nghiệp sẽ nhanh chóng được phục hồi" - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định.
GS. TSKH Nguyễn Mại băn khoăn, mục đích của việc bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?
Nằm trong khuôn khổ Festival Mùa thu Huế 2024, chương trình nghệ thuật áo dài “Linh Phụng” sẽ là điểm nhấn khẳng định vị thế của Huế - kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ diễn ra vào ngày 23/9 tại Nhà hát sông Hương – TP. Huế.
Việc công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đánh dấu bước ngoặc phát triển mới của Bình Dương. Quy hoạch tỉnh Bình Dương không chỉ tạo động lực thực hiện các đột phá chiến lược mà còn khẳng định hình hài mà tỉnh mong muốn hướng đến trong 25 năm tiếp theo.
Ngày 11/9/2024, Công Ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.