Bà Nguyễn Cao Ngọc Dung - Quản lý cấp cao phụ trách phát triển thị trường đo lường bán lẻ của NielsenIQ Việt Nam, tiết lộ những điều thú vị về tâm lý tiết kiệm, chi tiêu hiện nay của người tiêu dùng.
Dẫn báo cáo Xu hướng người tiêu dùng Việt Nam năm 2024, bà Dung cho biết 68% người Việt kiểm tra giá cả hầu hết sản phẩm. Các chiến lược tiết kiệm hiện nay của người tiêu dùng cũng được tiết lộ.
Thứ nhất, mua sắm online để tìm giá tốt hơn. 36% người tiêu dùng cho biết họ mua sắm online để tìm giá tốt hơn và tiết kiệm chi phí di chuyển. Nói thêm về xu hướng này, theo bà Dung, người tiêu dùng ưu tiên mua những thương hiệu quen, nếu không quá thay đổi giá cả thì họ sẽ chọn những thương hiệu quen thuộc.
Thứ hai, ưu tiên mua sắm cửa hàng có khuyến mãi. 35% ưu tiên mua sắm cửa hàng có khuyến mãi hoặc có mức giá tốt hơn. Chẳng hạn, cuối năm ngoái, siêu thị Emart Gò Vấp khai trương và tung hàng loạt chương trình giá sốc. Chương trình này đã kéo nhiều khách đến mua sắm và quá tải trong 1 tuần đầu khai trương, giảm giá.
Thứ ba, chuyển sang các lựa chọn có giá tốt hơn.
Thứ tư, kiểm soát tổng chi tiêu cho mỗi giỏ hàng.
Thứ năm, không mua một số sản phẩm thường dùng, chủ yếu duy trì sản phẩm thiết yếu.
Thứ sáu, mua tích trữ hoặc mua theo số lượng lớn để có giá tốt.
Thứ bảy, mua sắm tại những cửa hàng có tích điểm thưởng.
Thứ tám, sử dụng các ứng dụng mua sắm để săn giá tốt.
Thứ chín, mua bất kỳ sản phẩm nào có khuyến mãi.
Thứ mười, cân nhắc các ưu tiên khi mua sắm.
Theo bà Dung, không chỉ quan tâm giá mà người tiêu dùng cũng rất hiểu biết về giá, đặc biệt lưu ý đến sự thay đổi về giá đối với các sản phẩm mà họ chọn mua.
Khảo sát tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ, 31% người tiêu dùng cho biết họ biết giá tất cả sản phẩm dự định mua và 37% cho biết họ biết giá sản phẩm và luôn chú ý đến việc sản phẩm đó thay đổi giá. Như vậy, nếu tính chung, có đến 68% người tiêu dùng biết và quan tâm giá, trong khi chỉ số này năm 2022 chỉ 58%.
Người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm khuyến mãi của thương hiệu mà họ yêu thích hơn là khuyến mãi tràn lan.
Về hành vi mua sắm trên kênh online (trực tuyến) và offline (trực tiếp) cũng có sự phân hóa giữa các ngành hàng.
"Người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên mua sắm trực tiếp cho các sản phẩm thực phẩm và đồ uống, trong khi đó ở kênh trực tuyến sẽ thuần về các sản phẩm ngoài thực phẩm và chăm sóc sức khỏe cá nhân", bà Dung cho biết thêm.
Các chuyên gia cho rằng trong các tháng cuối năm, phân khúc đất nền sẽ duy trì xu hướng phục hồi tích cực của quý 3/2024.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Quận 1, TP.HCM) đã siết chặt các quy trình chăm sóc hổ, không để dịch cúm bùng phát sau sự việc hàng chục cá thể hổ, báo và sư tử chết ở Đồng Nai và Long An do cúm A/H5N1.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, liền kề với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 tại Lào, Sacombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN công bố tên tại giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2024 (ABA 2024) - lĩnh vực chuyển đổi số.
Ông Phạm Đăng Khoa được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Eximbank; quyết định có hiệu lực từ 11/10/2024 và thời gian bổ nhiệm là 3 năm.
Các sở ngành tại TP.HCM sẽ nhận trách nhiệm cụ thể trong những nỗ lực của thành phố nhằm tiếp tục phát huy nguồn lực từ kiều hối trong bối cảnh lượng kiều hối gửi về không ngừng gia tăng trong nhiều năm qua.
Tây Âu là khu vực truyền thống được nhiều người Việt lựa chọn khi khám phá châu Âu. Tuy nhiên, nhu cầu của nhiều người đang dịch chuyển sang miền Nam châu Âu, với mong muốn được khám phá những điểm mới lạ ở miền Nam nước Pháp, Tây Ban Nha.