Thứ sáu, 26/04/2024

50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023: Petrolimex thu nhiều tiền nhất nhưng Vietcombank lại có lời lớn nhất

07/06/2023 6:24 AM (GMT+7)

Tổng doanh thu của 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023 đạt 1.490.453 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế đạt 228.096 tỷ đồng. Trong khi Petrolimex bán dầu thu tiền lớn nhất, lên đến 304.063 tỷ đồng thì Vietcombank kinh doanh tiền thu lời khủng nhất thị trường, với 29.899 tỷ đồng.

Forbes Việt Nam đã công bố "Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất" năm 2023, dựa trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất của các công ty đang niêm yết tại sở Giao dịch TP.HCM (HSX) và sở Giao dịch Hà Nội (HNX).

50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023: Petrolimex thu nhiều tiền nhất nhưng Vietcombank lại có lời lớn nhất - Ảnh 1.

Petrolimex vẫn là quán quân đứng đầu doanh thu, đạt 304.063 tỷ đồng nhưng lãi sau thuế lại thấp nhất top 10, đạt 1.449 tỷ đồng. Ảnh minh họa: VGP

Theo thống kê, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của 50 công ty trong danh sách này đều tăng so với năm 2022. Trong đó, tổng doanh thu tăng 24,9% so với danh sách bảng xếp hạng năm trước, đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng. Đáng chú ý, năm 2022, ngay khi vừa mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19, nhưng các doanh nghiệp đều có lợi nhuận khủng, đưa tổng lợi nhuận tăng 18%, đạt 228.096 tỷ đồng. 

Cũng như năm 2022, vẫn chưa có doanh nghiệp nào có doanh thu cao hơn ông lớn xăng dầu  Petrolimex. Theo xếp hạng, Petrolimex đứng đầu danh sách với doanh thu đạt 304.063 tỷ đồng. Nhưng đáng chú ý là dù doanh thu khủng nhất nhưng lợi nhuận của Petrolimex thấp nhất trong top 10 công ty đứng đầu bảng xếp hạng, chỉ đạt 1.449 tỷ đồng. 

Hiện vốn hóa của Petrolimex đến hết tháng 5/2023 ở mức 48.155,45 tỷ đồng,

Ngược với Petrolimex, Ngân hàng CPTM Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có doanh thu đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng, ở mức 53.246 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại đứng số 1, với 29.899 tỷ đồng.

50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023: Petrolimex thu nhiều tiền nhất nhưng Vietcombank lại có lời lớn nhất - Ảnh 2.

Vietcombank là doanh nghiệp có lợi nhuận khủng nhất trong 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023, với 29.899 tỷ đồng, và cũng là doanh nghiệp đang có vốn hóa lớn nhất trong top đầu, với hơn 447.228,82 tỷ đồng tính đến 30/5. Ảnh: TP

Vietcombank cũng là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất trong top 10 các công ty niêm yết tốt nhất 2023, với 447.228,82 tỷ đồng.

Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế đứng thứ 2 trong doanh sách sau Vietcombank là Công ty cổ phần Vinhomes, thành viên của Tập đoàn Vingroup, với doanh thu 62.392 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế lên đến 28.830 tỷ đồng.

Vinhomes là doanh nghiệp lần đầu có tên trong danh sách này.

Vị trí thứ 3 về lợi nhuận trong danh sách thuộc về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), với 56.069 tỷ đồng doanh thu nhưng có lãi 18.158 tỷ đồng.

Trong khi đó, doanh nghiệp đứng thứ 2 về doanh thu sau Petrolimex là Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, với 141.409 tỷ đồng doanh thu nhưng chỉ có 8.483 tỷ đồng lợi nhuận.

50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023: Petrolimex thu nhiều tiền nhất nhưng Vietcombank lại có lời lớn nhất - Ảnh 3.

Tổng doanh thu của 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023 đạt 1.490.453 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế đạt 228.096 tỷ đồng nhờ lợi nhuận bùng nổ của các doanh nghiệp năm 2022. Ảnh: TP

Vị trí thứ 3 trong danh sách công ty niêm yết có doanh thu cao nhất thuộc về Thế Giới Di Động. Theo thống kê, doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài thu về 133.404 tỷ đồng và lãi sau thuế 4.099 tỷ đồng.

Các vị trí tiếp theo trong danh sách công ty niêm yết tốt nhất năm 2023 lần lượt là Tổng công ty Khí Gas Việt Nam - PV Gas với 100.723 tỷ đồng doanh thu, lãi sau thuế là 14.798 tỷ đồng. 

Công ty Cổ phần Tập đoàn Massan với doanh thu 76.189 tỷ đồng và lãi sau thuế 3.566 tỷ đồng. 

Vinamilk có được 56.069 tỷ đồng doanh thu và tạo ra lợi nhuận 8.516 tỷ đồng.  

Vietinbank đứng thứ 10 trong danh sách, với doanh thu đạt 53.246 tỷ đồng là lãi sau thuế 18.158 tỷ đồng. 

Đây là lần thứ 11 Forbes Việt Nam thực hiện danh sách các công niêm yết tốt nhất Việt Nam. Danh sách năm 2023 không có nhiều tên tuổi mới so với danh sách những năm gần đây. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường bất động sản đóng băng từ cuối năm ngoài nên số lượng doanh nghiệp bất động sản và nguyên vật liệu trong bảng xếp hạng giảm đến một nửa.

50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023: Petrolimex thu nhiều tiền nhất nhưng Vietcombank lại có lời lớn nhất - Ảnh 5.

Trong bối cảnh thị trường khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu, chỉ có nhóm ngành phòng thủ, hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm lên ngôi. Ảnh: Lao động

Trong khi đó, nhóm ngành phòng thủ, hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm, logistics, công nghệ lên ngôi…

Theo bảng xếp hạng của Forbes, các công ty được phân theo từng lĩnh vực, phần lớn là các doanh nghiệp đầu ngành hoặc đã xác lập được lợi thế cạnh tranh. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh sách thuộc về ngành tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm với 11 đại diện), hàng tiêu dùng thiết yếu, logistics… với khoảng 10 đại diện, trong khi bất động sản và nguyên vật liệu giảm đến một nửa số đại diện.

Cụ thể hơn, riêng với nhóm ngân hàng có đến 6 đại diện nhất; nhóm F&B có 5 cái tên, logistics cũng có 5 đại diện.

Đáng chú ý, Foerbes Việt Nam cho biết trong quá trình thực hiện danh sách đã ghi nhận cộng đồng doanh nghiệp đang ở giai đoạn khó khăn nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây, do 3 nguyên nhân chính.

50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023: Petrolimex thu nhiều tiền nhất nhưng Vietcombank lại có lời lớn nhất - Ảnh 6.

Thị trường bất động sản đóng băng khiến số doanh nghiệp bất động sản tham gia khảo sát xếp hạng giảm đến một nửa số đại diện.. Ảnh: VnEconomy

Đầu tiên vì thị trường bất động sản đóng băng khiến nguyên vật liệu, hạ tầng, xây dựng, công nghiệp chế tạo, du lịch lưu trú và đặc biệt hệ thống ngân hàng khó theo. 

Thứ hai là tình trạng lạm phát tại nhiều quốc gia khiến sức mua giảm, người tiêu dùng phải thắt lưng buộc bụng. Điều này làm các lĩnh vực xuất khẩu chính của Việt Nam suy giảm mạnh từ các mặt hàng điện thoại, điện tử đến những ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, thủy sản… ảnh hưởng đến thị trường lao động, thu nhập và việc làm cả khối doanh nghiệp FDI lẫn nội địa.

Lý do thứ ba là cầu tiêu dùng trong nước sụt giảm, ảnh hưởng từ v việc làm, thu nhập và các khó khăn kinh tế.

Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn có các điểm sáng, khi lạm phát kiểm soát ở mức thấp và tỷ giá ổn định. Điều này cho phép Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng.

Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất 2023 được đánh giá qua nhiều bước. Ở vòng sơ loại, các công ty cần đáp ứng các điều kiện: có lãi trong năm 2022, doanh thu và vốn hóa tối thiểu 500 tỷ đồng.

Ở vòng kế tiếp, các công ty được chấm điểm định lượng trên 5 tiêu chí: Tỷ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2018—2022.

Tiếp theo là điều tra định tính để đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp: Vị thế công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị doanh nghiệp, triển vọng ngành…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.

 Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Sáng nay, một số quận, huyện của TP.HCM bất ngờ có mưa. Tuy lượng mưa ít và nhanh chóng tạnh nhưng cũng làm giảm bớt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt trong những ngày qua.

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Mì gói sẽ đóng góp nhiều cho "ông lớn" đa ngành

Tập đoàn đa ngành Masan đặt tham vọng lợi nhuận năm 2024 tăng gấp đôi năm ngoái. Dù mì gói không phải là sản phẩm đắt tiền nhưng dự kiến cũng sẽ giúp Masan đạt được mục tiêu.