Sự việc ông Trần Quí Thanh và hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích vừa bị khởi tố gây xôn xao dư luận, bởi đây là những cá nhân nắm quyền chi phối một trong những tập đoàn kinh doanh nước giải khát hàng đầu tại Việt Nam.
Ông Thanh đóng vai trò là nhà sáng lập Tân Hiệp Phát, song thực quyền điều hành trong các năm gần đây đã trao dần cho 2 người con gái. Trong đó, người con cả Trần Uyên Phương đang trở thành cánh tay đắc lực nhất để mở rộng đế chế Dr Thanh.
Bà Trần Uyên Phương sinh năm 1981, được mệnh danh là bông hoa nghìn tỷ trên thương trường, khi vừa có tài sắc và nắm giữ chức các chức vụ chủ chốt trong Tân Hiệp Phát, nhất là các công ty bất động sản mới được tập đoàn phát triển hoặc mua lại.
Năm 19 tuổi, bà Phương bắt đầu theo học ngành quản trị kinh doanh tại Singapore. Sau khi tốt nghiệp vào năm 22 tuổi, bà trở về làm việc cho công ty của gia đình, và hiện giữ chức vụ Phó tổng giám đốc tập đoàn.
Con gái cả nhà Dr Thanh chịu trách nhiệm về các mảng tiếp thị sản phẩm, đối ngoại, quan hệ công chúng và các chương trình CSR trên toàn quốc. Bà cũng quản lý các chương trình tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu Tân Hiệp Phát ra thế giới.
Trần Uyên Phương là thành viên của tổ chức Các nhà lãnh đạo trẻ (Young Presidents Organization). Bà cũng là người Việt Nam đầu tiên được Forbes chọn xuất bản sách với cuốn "Competing with Giants" (Vượt lên người khổng lồ) vào tháng 8/2018.
Hồi đầu năm 2020, bà Trần Uyên Phương tiếp tục được chú ý trong thương vụ chi khoảng 350 tỷ đồng để gom gần 22% cổ phần Tập đoàn Yeah1. Đối tác chiến lược Tân Hiệp Phát lúc đó kỳ vọng sẽ tận dụng hệ thống quảng cáo của Yeah1 để thúc đẩy doanh số.
Tuy nhiên, chiến lược kinh doanh không đạt kỳ vọng của các bên nên bà Phương đi đến quyết định rút lượng lớn cổ phần khỏi Yeah1. Động thái được xem là cắt lỗ sau khi cổ phiếu YEG rớt giá trong thời gian dài.
Không chỉ nắm vai trò điều hành chủ chốt trong tập đoàn chuyên về nước giải khát mà Trần Uyên Phương còn nổi bật với vai trò khai phá, mở rộng sang lĩnh vực bất động sản cho hệ sinh thái này.
Cấu trúc kinh doanh ngành nước giải khát của Tân Hiệp Phát có 4 nhà máy lớn. Trong đó, công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Tân Hiệp Phát (THP Group) được xem là pháp nhân cốt lõi, quản lý nhà máy và văn phòng trụ sở chính tại Bình Dương.
Bà Trần Uyên Phương là Phó tổng giám đốc THP Group và là cổ đông lớn, góp 81,1 tỷ đồng (chiếm 29,384% vốn điều lệ). Bà cũng tham gia điều hành và đóng góp 45% vốn tại nhà máy Number One Chu Lai.
Bà Phương lại không có vai trò tại 2 pháp nhân lớn khác trong lĩnh vực sản xuất, là đơn vị quản lý nhà máy Number One Hà Nam và Number One Hậu Giang.
Vai trò nổi bật hơn của ái nữ nhà Tân Hiệp Phát lại là ở mảng bất động sản. Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia ghi nhận bà Phương có tham gia vào 31 doanh nghiệp đang hoạt động (đã bao gồm 27 công ty bất động sản).
Nhóm 4 công ty còn lại là THP Group, Number One Chu Lai, công ty Thương mại sản xuất Kim Nhật Vũng Tàu (bán buôn máy móc, phụ tùng), Công ty Đầu tư và Phát triển Thương mại Ban Mai Xanh (nhà hàng và dịch vụ ăn uống).
Thực tế, nhà Dr Thanh bắt đầu xuất hiện trong giới bất động sản từ năm 2017, khi ông Trần Quí Thanh đầu tư và tham gia vào Hội đồng quản trị Saigonres. Vị này còn trở thành thành viên ban chấp hành Câu lạc bộ Bất động sản TP.HCM, với ý định hỗ trợ các thành viên thiếu vốn từ năm 2018, đánh giá việc gia nhập cuộc chơi trong lĩnh vực địa ốc.
Nhà sáng lập Tân Hiệp Phát từng chi gần 400 tỷ đồng để trúng đấu giá một khu đất diện tích hơn 1,8 ha tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Trần Ngọc Bích trúng đấu giá một khu đất tại huyện Côn Đảo, với giá 80 tỷ đồng.
Ông Thanh còn thành lập Công ty TNHH Mua bán nợ VNAMC vào tháng 3/2018, với mục đích tập trung chính vào các khoản nợ có tài sản đảm bảo là bất động sản.
Chiều ngày 10/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Quí Thanh cùng 2 con gái là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích, thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát.
Động thái trên diễn ra sau khi các cá nhân này bị tố cáo Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Trốn thuế, Cưỡng đoạt tài sản là các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại tỉnh Đồng Nai và TP.HCM từ tháng 11/2020.
Quyết định khởi tố được căn cứ vào đơn tố cáo của một số cá nhân về việc nhóm lãnh đạo Tân Hiệp Phát lừa đảo chiếm đoạt tài sản là các dự án bất động sản có giá trị đặc biệt lớn, gây thiệt hại cho Công ty Kim Oanh Đồng Nai hơn 1.000 tỷ đồng.
Theo Zing
11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đón hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế ước đạt 758 nghìn tỷ đồng. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 4,1 triệu lượt người, chiếm 26,1% tổng lượng khách quốc tế.
Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Sau 5 phiên giao dịch dao động quanh mốc 100.000 USD, đồng Bitcoin đã giảm mạnh khiến chủ sở hữu mất trắng 3.220 USD/BTC.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.
Siêu cảng Cần Giờ dự kiến trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế lớn, thúc đẩy kinh tế biển, tạo hàng ngàn việc làm và nâng tầm vị thế vận tải biển Việt Nam, tạo ra 6.000 - 8.000 việc làm cho người lao động.
Sacombank triển khai chương trình "Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân" từ 9/12 đến 31/12/2024 với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm cảm ơn khách hàng nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập ngân hàng, ngày 21/12/1991.