Xây dựng sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai) là dự án phát triển tầm quốc gia. Vì vậy BIDV, Vietcombank và Vietinbank (trong nhóm "Big 4" -- nhóm có thêm ngân hàng Agribank chuyên lĩnh vực nông nghiệp) phải đứng ra thu xếp vốn cho nhiều hạng mục, theo ông Nguyễn Thanh Tùng, CEO của Vietcombank.
Do đang phải thu xếp lượng vốn lớn đến hàng tỷ USD, 3 ngân hàng trên chưa thể cho biết chi tiết về thời gian cụ thể để ký kết.
Theo thông tin từ Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV – chủ đầu tư dự án thành phần 3 cho sân bay quốc tế Long Thành) được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lại, trong quí 1 và 2 năm nay, ACV sẽ tiếp tục đấu thầu nhiều gói thầu quan trọng.
Đầu tiên, ACV sẽ đấu thầu Gói thầu 4.7 – thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình sân đậu máy bay và các công trình khác. Gói thầu này hiện đã hoàn thành công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật, đang thực hiện công tác phê duyệt thiết kế và tổ chức lựa chọn nhà thầu. Dự kiến, ACV khởi công hạng mục này vào tháng 4 này, hoàn thành tháng 4-2026.
Gói thầu 4.8 – thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, lập thiết kế bản vẽ thi công công trình giao thông nội cảng và hạ tầng kỹ thuật cảng hàng không đang phê duyệt thiết kế và tổ chức lựa chọn nhà thầu. Dự kiến, gói thầu cũng khởi công vào tháng 4 này và hoàn thành tháng 4-2026.
Với Gói thầu 4.9 – thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị hệ thống cung cấp nhiên liệu máy bay cũng sẽ được phía ACV đưa ra đấu thầu trong đầu năm 2024.
Gói thầu số 7.8 – thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hàng hóa số 1 và công trình phụ trợ còn lại – sẽ đưa ra đấu thầu trong quí 1 và 2/2024. Dự kiến, ACV khởi công tháng 6 năm nay và hoàn thành vào tháng 5-2026.
Gói thầu 11.5 – thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà để xe cũng dự kiến khởi công tháng 6/2024 và hoàn thành tháng 5/2026.
Sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai) khởi công từ năm 2021, tổng mức đầu tư khái toán khoảng 336.630 tỷ đồng, chia làm ba giai đoạn.
Trong đó, giai đoạn 1 xây một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách/năm, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2026. Giai đoạn 2, xây thêm một đường cất hạ cánh cấu hình mở và nhà ga để đạt công suất 50 triệu khách/năm. Giai đoạn 3 hoàn thành hạng mục còn lại để đạt công suất 100 triệu khách/năm.
Dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 109.111,742 tỷ đồng, tương đương 4.664,89 triệu USD. Thời gian thực hiện dự án này là từ năm 2020 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025.
Toàn dự án có tổng mức đầu tư khái toán khoảng 336.630 tỉ đồng, chia làm ba giai đoạn.
Giai đoạn 1 xây một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách/năm. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2026. Giai đoạn 2, sân bay được xây thêm một đường cất hạ cánh cấu hình mở và nhà ga để đạt công suất 50 triệu khách/năm. Giai đoạn 3 hoàn thành các hạng mục còn lại để sân bay đạt công suất 100 triệu khách/năm.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.