Ban chỉ đạo bồi thường hỗ trợ, tái định cư TP.HCM vừa có văn bản đề nghị UBND huyện Củ Chi và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, chủ đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1), đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Ban chỉ đạo yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp biên soạn tài liệu tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ quy trình, quy mô thu hồi đất và lợi ích của việc bàn giao mặt bằng đúng hạn, hoàn tất trước ngày 5/9.
UBND huyện Củ Chi cần thành lập các tổ công tác để tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận trong khi chờ thông báo thu hồi đất.
Theo kế hoạch, quá trình điều tra, khảo sát, đo đạc và xác nhận nguồn gốc đất sẽ phải hoàn thành trước ngày 30/10. Đặc biệt, việc ban hành thông báo thu hồi đất cho các trường hợp bị ảnh hưởng phải được thực hiện trước ngày 10/9.
TP.HCM dự kiến phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và ban hành quyết định thu hồi đất từ tháng 4/2025. Giai đoạn này bao gồm việc chi trả cho các hộ dân đồng thuận, đồng thời bàn giao mặt bằng phục vụ khởi công gói thầu di dời hạ tầng kỹ thuật đầu tiên của dự án.
Dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, với tổng chiều dài khoảng 51km, sẽ đi qua địa bàn 11 xã của huyện Củ Chi, TP.HCM và tỉnh Tây Ninh.
Phần qua TP.HCM có chiều dài gần 24,7km, diện tích cần thu hồi khoảng 182,25ha và hơn 1.808 trường hợp bị ảnh hưởng. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho đoạn qua TP.HCM dự kiến khoảng 7.102 tỷ đồng.
Sở GTVT của Tây Ninh đã hoàn thành việc xác định tim đường và cắm mốc, đang cùng các đơn vị liên quan giải quyết các vướng mắc để đảm bảo có mặt bằng trước ngày 15/4/2025.
Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sau khi hoàn thành sẽ giúp giảm tải cho quốc lộ 22, đồng thời nâng cao an toàn giao thông, phát triển du lịch.
Trước đó, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư PPP, hợp đồng BOT.
Sau khi được phê duyệt dự án, UBND TP.HCM, UBND tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu khởi công vào ngày 30/4/2025, thông xe toàn tuyến trước ngày 31/12/2027.
Cao tốc có điểm đầu kết nối với đường Vành đai 3 thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM, điểm cuối giao với quốc lộ 22 (khoảng Km 53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Dự án được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 120km/h. Quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe.
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 19.617 tỷ đồng. Phần vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT chịu trách nhiệm thu xếp khoảng 9.943 tỷ đồng.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.