Chủ nhật, 13/10/2024

Bò tơ Tây Ninh đâu chỉ để ăn tươi

14/08/2024 8:15 AM (GMT+7)

Thương hiệu bò tơ Tây Ninh đã có tiếng từ lâu. Ngoài thịt tươi để nướng, ăn lẩu, bò tơ Tây Ninh nay còn chế biến thành khô bò, chả lụa bò thơm ngon không kém.

Thơm ngon bò tơ Tây Ninh sấy khô

Nghề chăn nuôi bò thịt ở huyện Tân Châu khá phát triển nhờ diện tích đồng cỏ lớn; nguồn phụ phẩm làm thức ăn gia súc dồi dào. Tuy nhiên, nhiều nông dân chủ yếu bán bò cho thương lái, đưa về các lò mổ.

Bò tơ Tây Ninh đâu chỉ để ăn tươi - Ảnh 1.

Nghề chăn nuôi bò thịt theo kiểu chăn thả tự nhiên ở huyện Tân Châu, Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Tại xã Suối Dây (huyện Tân Châu), ông Hồ Đắc Vĩnh nổi tiếng là người nuôi và chế biến ra nhiều món ăn ngon từ dế. Mong muốn đa dạng thêm sản phẩm từ bò tơ Tây Ninh, ông lại mày mò chế biến thịt bò tơ thành món khô bò Suối Tha La.

Để làm khô bò, ông lựa chọn nguồn thịt từ bò tơ nuôi từ 4-6 tháng tuổi, và phải là bò được chăn thả tự nhiên.

Bò tơ Tây Ninh đâu chỉ để ăn tươi - Ảnh 2.

Thịt bò tơ được ướp gia vị trước khi đưa vào sấy. Ảnh: Trần Khánh

Thịt bò được làm sạch, loại bỏ phần mỡ thừa sẽ cắt thành từng miếng (khoảng 250gr). Sau khi luộc chín, phơi khô, thịt được thái mỏng, ép cho mềm rồi lại đem sấy khô.

Thịt bò được tẩm ướp gia vị theo công thức riêng, không phẩm màu hoặc hóa chất bảo quản, sau đó đem sấy lại lần nữa rồi mới đóng gói thành phẩm. Thời gian sấy nhanh hay chậm sẽ cho ra 2 sản phẩm khô bò giòn và khô bò dẻo khác nhau.

Theo ông Vĩnh, bò tơ Tây Ninh trở thành đặc sản vì độ thơm, ngọt, mềm đặc trưng. Bò tơ có thớ thịt chắc, độ dày vừa phải.

Bò tơ Tây Ninh đâu chỉ để ăn tươi - Ảnh 3.

Sản phẩm khô bò Suối Tha La trải qua nhiều công đoạn trước khi đóng gói thành phẩm. Ảnh: Trần Khánh

Sản phẩm khô bò sau khi chế biến có vị ngọt đặc trưng của bò tơ; thêm chút mặn, cay của gia vị tạo cảm vị đặc trưng không lẫn với sản phẩm khô khác. Hiện sản phẩm khô bò suối Tha La của ông đã được công nhận OCOP 3 sao.

Cơ sở của ông Vĩnh đang cung ứng gần 200kg sản phẩm các loại mỗi tháng. Ông cũng đã liên kết với hộ chăn nuôi địa phương để tạo nguồn nguyên liệu ổn định, vừa giúp người chăn nuôi nâng cao thu nhập.

Phát huy thương hiệu bò tơ Tây Ninh từ nhãn hiệu chứng nhận

Ở phường Ninh Sơn (TP.Tây Ninh), bà Nguyễn Hà Phương Linh lại tận dụng nguồn thịt bò tơ thơm ngon để chế biến thành món chả bò.

Bà Linh cho biết, chả bò là một món ăn truyền thống ở nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, mỗi nơi có mỗi cách chế biến khác nhau tuy thuộc vào nguồn nguyên liệu, và nhất là tỷ lệ thịt bò để làm chả.

Bò tơ Tây Ninh đâu chỉ để ăn tươi - Ảnh 4.

Món chả bò được chế biến từ 100% nguyên liệu bò tơ Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh

Cơ sở của bà sử dụng thịt bò tơ ngay tại Tây Ninh, và 100% thịt bò chứ không phối trộn thêm các loại thịt khác. Gia vị bổ sung cũng chỉ có nước mắm nguyên chất, tiêu, tỏi.

Bà Linh kể, từ sáng sớm, nhân viên cơ sở sẽ đến lò mổ của công ty để lựa mua thịt đùi loại I. Sau đó, thịt bò được xay nhuyễn và ướp thêm ít gia vị. Sau khi luộc chín, chả sẽ có mùi thơm, vị ngọt đặc trưng và độ dai giòn vừa phải của thịt bò tơ.

Ngành nông nghiệp Tây Ninh cho biết, tỉnh định hướng phát triển chăn nuôi bò nói chung, và bò thịt nói riêng theo hướng liên kết sản xuất, gắn với thị trường tiêu thụ nhằm đưa các sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng.

Đây là con đường ngắn nhất để thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi, ổn định kinh tế và tạo dựng giá trị bền vững cho người chăn nuôi.

Bò tơ Tây Ninh đâu chỉ để ăn tươi - Ảnh 5.

Nhãn hiệu chứng nhận Bò Tây Ninh được bảo hộ sẽ gia tăng giá trị thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh. Ảnh: Trần Khánh

Thời gian qua, tỉnh triển khai đề tài khoa học: "Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm và dịch vụ từ con bò được nuôi, thả trên địa bàn tỉnh Tây Ninh".

Năm 2024, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận Bò Tây Ninh do Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Tây Ninh làm chủ sở hữu.

Ông Nguyễn Văn Mấy - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Tây Ninh cho biết, việc tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận Bò Tây Ninh sẽ góp phần quảng bá hình ảnh sản phẩm mang thương hiệu Bò Tây Ninh.

Việc nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ không chỉ đẩy mạnh sức tiêu thụ, gia tăng giá trị thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh mà còn tạo căn cứ pháp lý để xử lý các trường hợp hàng hóa giả mạo nguồn gốc xuất xứ bò Tây Ninh, ông Mấy chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bị phạt đến 100 triệu đồng khi bán đất không có sổ đỏ

Bị phạt đến 100 triệu đồng khi bán đất không có sổ đỏ

Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.

Giá vàng leo đỉnh người dân chen lấn đi mua: Chuyên gia tài chính nói gì?

Giá vàng leo đỉnh người dân chen lấn đi mua: Chuyên gia tài chính nói gì?

Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số, nâng cấp nền kinh tế số

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số, nâng cấp nền kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, nâng cấp nền kinh tế số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu…

Việt Nam có ba đại diện trong danh sách Nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á

Việt Nam có ba đại diện trong danh sách Nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á

Tạp chí Fortune (Mỹ) vừa công bố danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, qua đó vinh danh 100 nữ doanh nhân hàng đầu các lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam có ba đại diện góp mặt trong danh sách này.

TP.HCM tôn vinh 177 doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu

TP.HCM tôn vinh 177 doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu

93 doanh nghiệp và 84 doanh nhân được UBND TP.HCM công nhận là những doanh nghiệp, doanh nhân TP.HCM tiêu biểu. Họ đóng góp ngân sách tổng cộng 16.429 tỉ đồng, tạo việc làm ổn định cho 58.257 lao động.

Ra hạn mức đất giao cho tổ chức tôn giáo tại TP.HCM

Ra hạn mức đất giao cho tổ chức tôn giáo tại TP.HCM

UBND TP.HCM vừa quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc ở thành phố.