Các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI) nhận định, lãi suất tiền gửi bắt đầu giảm kể từ đầu năm 2023. Áp lực lạm phát và tỷ giá trong năm 2024 không quá nặng nề. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sẽ chưa cân nhắc tăng lãi suất mà sẽ duy trì lãi suất điều hành thấp như hiện tại để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Do đó, xu hướng dòng tiền sẽ tìm đến những kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời hấp dẫn hơn. Trong bối cảnh xu hướng lãi suất huy động được duy trì ở mức thấp, tỷ suất sinh lời của VN-Index (E/P) đang duy trì mức cao hơn đáng kể so với tỷ suất sinh lời tiết kiệm 12 tháng. Sức hấp dẫn của việc đầu tư cổ phiếu vẫn được duy trì và phục hồi trong giai đoạn 2023-2024.
Năm 2024, công ty chứng khoán trên dự báo thị trường sẽ sôi động hơn khi các dự án đầu tư công sẽ tiếp tục được quyết liệt giải ngân, tăng trưởng tín dụng cũng sẽ được đẩy mạnh.
Kinh tế có sự khôi phục mạnh trong quý IV/2023 khi chỉ số tiêu dùng, xuất nhập khẩu, đầu tư công, sản xuất công nghiệp đều hồi phục mạnh cùng mức nền lãi suất thấp đều sẽ là động lực để kì vọng hơn vào thị trường chứng khoán.
Chia sẻ tại một sự kiện gần đây, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FinPeace - cho rằng thị trường chứng khoán năm 2024 sẽ trải qua 2 giai đoạn đáng chú ý.
Những câu chuyện hấp dẫn vẫn đang được viết tiếp với điểm nhấn là câu chuyện nâng hạng thị trường cũng như việc nhà đầu tư cá nhân dần lấy lại sự tự tin. Động lực cốt lõi này sẽ giúp thị trường quay lại xu hướng tăng.
Giai đoạn đầu tiên được ông nêu là từ giữa đến cuối tháng 4/2024, sau mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2024. Thứ hai là giai đoạn cuối năm khi sự tự tin của nhà đầu tư về thị trường quay trở lại. Những mã cổ phiếu trụ cột về vùng sâu dưới định giá sẽ là nòng cốt cho đợt tăng trở lại của VN-Index.
Theo ông Tuấn Anh, nếu năm 2023 là thị trường dành cho các nhà đầu cơ giao dịch ngắn hạn thì năm 2024 sẽ là lúc nhà đầu tư dài hạn tích lũy cổ phiếu giá trị vào đầu năm và tìm kiếm lợi nhuận đột biến trong nửa cuối năm.
Ông Huỳnh Hoàng Phương - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phân tích FIDT - đưa ra 3 kịch bản dự báo cho VN-Index năm 2024. Trong đó, xác suất cao nhất rơi vào kịch bản cơ sở với VN-Index đạt 1.300 điểm.
Điều kiện tiền đề cho dự báo này là kinh tế Việt Nam hồi phục tốt 2024 trong bối cảnh kinh tế Mỹ hạ cánh mềm. Các rủi ro trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản ở mức hạn chế. Dòng vốn ngoại trở lại từ cuối quý II/2024.
PSI thì dự báo mục tiêu của chỉ số VN-Index trong năm 2024 sẽ có thể tăng lên vùng 1.137-1.287 điểm dựa trên các giả định về tăng trưởng thu nhập và định giá phù hợp của thị trường.
Mức thu nhập (EPS) được kỳ vọng tăng 15% so với năm trước. Thị trường được kì vọng sẽ có sự phục hồi khi các chính sách hỗ trợ thẩm thấu vào nền kinh tế, các nhóm ngành ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận dương trở lại.
Ở kịch bản tích cực hơn, công ty này cho rằng chỉ số VN-Index bứt phá mạnh mẽ cùng thanh khoản bùng nổ khi dòng tiền khối ngoại quay trở lại giúp cho chỉ số vượt đỉnh trung hạn để tiến lên vùng 1.211-1.366 điểm.
Điều này nhờ vào chính sách tiền tệ mở rộng cùng hoạt động đầu tư công được thúc đẩy mạnh giúp cho tăng trưởng các doanh nghiệp có sự bứt phá. Sự phục hồi tại các nền kinh tế lớn khi lạm phát được kiểm soát kích thích tiêu dùng, hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Thị trường trái phiếu và bất động sản được khơi thông. Dòng vốn ngoại quay trở lại mua ròng mạnh mẽ khi kỳ vọng tăng trưởng thị trường được nâng cao.
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng dự báo mức cao nhất của chỉ số VN-Index có thể đạt được là 1.300 điểm trong năm sau. Tuy nhiên, VCBS cũng lưu ý rằng thị trường chứng khoán có khả năng sẽ ghi nhận những nhịp điều chỉnh giảm mạnh xen kẽ giữa những nhịp tăng điểm trong bối cảnh chịu tác động từ cả yếu tố hỗ trợ tích cực lẫn những tác động tiêu cực từ các rủi ro kinh tế vĩ mô toàn cầu vẫn đang hiện hữu.
VCBS dự báo giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên có thể đạt khoảng 16.000-17.000 tỷ đồng trên cả 3 sàn cho cả năm 2024, tương ứng giảm 5% so với năm 2023. Một số nhóm ngành đáng chú ý trong năm 2024 sẽ là ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, đầu tư công và các ngành mang tính chất phòng thủ.
Nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu với khung thời gian dài cho mục tiêu đầu tư tích sản có thể tìm kiếm cơ hội ở các ngành có tính chất "phòng thủ" - đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành với kết quả kinh doanh ít phụ thuộc hơn vào chu kỳ kinh tế.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các cổ phiếu có đặc điểm như vậy thường sẽ là các doanh nghiệp có yếu tố nhà nước và hoạt động ở những ngành như: công nghệ thông tin, viễn thông và các ngành tiện ích như thủy điện, nhiệt điện, cấp nước...
Theo Dân trí
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.
Hai đai gia trên thi trường chứng khoán là FPTS và Pinetree bị phạt do vi phạm về công bố thông tin và nhân sự và cấp giao dịch ký quỹ với mã chứng khoán không được phép, lần lượt số tiền là 177,5 triệu và 190 triệu đồng.
Hôm nay 15/10, các nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ 2 chiều (bao gồm nghe và gọi) đối với các thuê bao còn sử dụng mạng 2G Only. Theo đó, hơn 770 nghìn thuê bao sẽ bị khóa.
UBND TP.HCM đề xuất giữ được lại toàn bộ số thu ngân sách vượt dự toán đối với phần thu chia sẻ giữa Trung ương và địa phương giai đoạn 2026-2030 để làm đường sắt đô thị.