Trong nhiều thập kỷ, đội bóng đá Đức liên tục sử dụng trang phục của Adidas, tập đoàn với trụ sở chính đặt tại bang Bavaria có câu lạc bộ Bayern Munich nức tiếng. Đã 4 lần vô địch World Cup (1954, 1974, 1990, 2014) và 3 lần vô địch Euro (1972, 1980, 1996), áo thi đấu của Đức do Adidas cung cấp, kể cả Euro 2024 đang diễn ra tại nước Đức.
Nhưng DFB, cơ quan quản lý của đội tuyển quốc gia, gần đây thông báo sẽ chấm dứt hơn 70 năm hợp tác với Adidas để ký hợp đồng mới với "người khổng lồ" đồ thể thao Nike của Mỹ bắt đầu từ năm 2027 và kéo dài ít nhất đến 2034.
Theo tạo chí Forbes, Nike đã chiến thắng đối thủ Adidas nhờ dám bỏ ra nhiều tiền hơn. Adidas đang chi khoảng 54 triệu USD mỗi năm cho hợp đồng tài trợ DFB; và Nike đã giành được hợp đồng nhờ đưa ra số tiền lớn gấp đôi, tới 108 triệu USD hằng năm.
Quyết định đột ngột chấm dứt hợp đồng với Adidas này khiến người hâm mộ tại Đức không khỏi bất ngờ. Trên mạng xã hội, nhiều người đã không che giấu sự thất vọng.
Ông Markus Soder, Thủ hiến bang Bavaria, bình luận: "Đây là điều không đúng, một nỗi xấu hổ. Tôi không hiểu được vì sao một phần của lịch sử lại kết thúc thế này".
Bộ trưởng Tài chính kiêm Phó Thủ tướng Robert Habeck nêu quan điểm: "Tôi khó tưởng tượng ra cảnh áo của đội Đức không có ký hiệu ba sọc biểu tượng của Adidas. Adidas và ba màu đen-đỏ-vàng, màu cờ của Đức, đối với tôi là không thể tách rời, là một phần của bản sắc Đức".
Cổ động viên Đức cũng không bằng lòng khi DFB đổi nhà tài trợ. Trong một cuộc trưng cầu ý kiến trên báo Kicker của Đức, 89% trong số 60.000 người tham gia cho rằng DFB đã quyết định sai, chỉ 11% cho rằng quyết định đúng.
Adidas là nhà cung cấp trang phục thi đấu cho đội bóng quốc gia Đức từ năm 1954, lần đầu tiên Đức vô địch thế giới trong màu áo Cộng hòa liên bang Đức. Đội bóng đá nữ cũng mặc đồ Adidas, họ đã vô địch 2 giải World Cup nữ và 8 giải Euro nữ. Công chúng đã ghi nhận hợp tác giữa Adidas và DFB đã tạo ra nhiều mẫu áo thi đấu mang tính biểu tượng trong suốt thập niên 1980 và 1990.
Ông Holger Blask, CEO của DFB, giải thích việc "nghỉ chơi" với Adidas để bắt đầu với Nike năm 2027 là kết quả của một cuộc đấu thầu minh bạch và không phân biệt đối xử. Bản thân DFB cho rằng trên góc độ kinh tế, đây là quyết định mang lại lợi ích cho đội tuyển quốc gia.
Năm 2027 nghĩa là đội Đức tại Euro 2024 này và World Cup 2026 vẫn mặc áo của thương hiệu với 3 đường sọc thay vì biểu tượng "mặt cười" trên áo các đội sử dụng đồ Nike.
Phía Trung Quốc đang chuộng sản phẩm chế biến và thực phẩm từ các công ty Việt Nam. Ngoài ra, thanh long, sầu riêng và cà phê tổ yến cũng được chú ý.
Chính phủ nhiệm kỳ mới của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có một bộ chưa từng có trong lịch sử Mỹ. Với tên gọi "Bộ Hiệu quả Chính phủ", ông Trump sẽ đánh thẳng vào những gì ông xem là gây lãng phí cho chính phủ.
Stavian Chemical, tập đoàn hóa chất toàn cầu với trụ sở chính tại Việt Nam và có thế mạnh về nhựa, mới được vay 100 triệu USD vốn quốc tế để đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh.
Tập đoàn GVR đã thực hiện 68% mục tiêu doanh thu và 78% mục tiêu lợi nhuận cả năm sau 9 tháng. Lãnh đạo tập đoàn cho biết sẽ hoàn thành vượt kế hoạch năm và dự kiến sẽ điều chỉnh tăng kế hoạch kinh doanh của năm.
Giá Bitcoin (BTC) hiện nay đang hướng tới mốc 90.000 USD/BTC. Lúc ra đời, giá giao dịch khởi điểm của đồng tiền điện tử này chỉ là 0,00076 USD.
Công ty VinFast nhận hỗ trợ tài chính từ tập đoàn mẹ Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, nhằm dự phòng nguồn vốn.