Thứ năm, 21/11/2024

Lộ diện nhóm cổ đông lớn nhất tại Eximbank (EIB)

25/07/2024 7:43 AM (GMT+7)

CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) hiện là cổ đông lớn nhất tại Eximbank khi sở hữu tới hơn 85,5 triệu cổ phần, tương ứng 4,9% vốn điều lệ của nhà băng này.

Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank; HoSE: EIB) đã công bố danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn tính tới ngày 1/7/2024.

Đáng chú ý, CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) hiện là cổ đông lớn nhất tại nhà băng này khi sở hữu tới hơn 85,5 triệu cổ phần, tương ứng 4,9% vốn điều lệ Eximbank.

Ngoài ra, CTCP Chứng khoán VIX (HoSE: VIX) ở vị trí thứ hai (sau Tập đoàn Gelex) với hơn 62,3 triệu cổ phiếu sở hữu, tương ứng tỷ lệ 3,58%.


Lộ diện nhóm cổ đông lớn nhất tại Eximbank (EIB)     - Ảnh 1.

Danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên tại Eximbank.

Bên cạnh đó, một cổ đông khác sở hữu trên 1% vốn tại Eximbank được nhà đầu tư chú ý là CTCP Thắng Phương. Tại ngày 1/7/2024, Thắng Phương sở hữu 53,3 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,07% vốn điều lệ Eximbank.

Hai cổ đông lớn khác tại Eximbank là bà Lê Thị Mai Loan và Lương Thị Cẩm Tú. Hai vị này lần lượt sở hữu 1,03% và 1,12% vốn điều lệ Eximbank.

Như vậy, theo danh sách công bố, nhóm 5 cổ đông này hiện đang nắm giữ 13,7% vốn điều lệ tại Eximbank.

Dữ liệu cho thấy, Công ty Thắng Phương và bà Mai Loan từng là những nhân sự cấp cao của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG). 

Ngoài ra, bà Mai Loan cũng từng là thành viên Ban kiểm soát của Bamboo Capital và Phó Chủ tịch thường trực CTCP BCG Land - thành viên thuộc hệ sinh thái Bamboo Capital. 

Tuy nhiên, bà Loan thôi các chức vụ tại BCG Land và Tracodi từ tháng 9/2022.

Còn CTCP Thắng Phương, công ty này hiện có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông là CTCP Xuất khẩu Lao động Tracodi (nắm giữ 18% vốn); bà Huỳnh Thị Hồng Hạnh (nắm giữ 57,4% vốn) và bà Phạm Thị Ngọc Thanh (nắm giữ 24,6% vốn).

Ở diễn biến khác, trước đó, hồi tháng 4/2024, Eximbank đã bổ nhiệm ông Nguyễn Cảnh Anh trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị, còn cựu Chủ tịch Bamboo Capital Nguyễn Hồ Nam làm Phó chủ tịch.

Gelex tiền thân là Tổng công ty thiết bị kỹ thuật điện, thành lập từ năm 1990 trên cơ sở tập trung các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu kỹ thuật điện thuộc Bộ Công Thương.

Cuối năm 2015, Bộ Công thương đã thoái toàn bộ 78,74% vốn tại Tập đoàn Gelex thông qua giao dịch khớp lệnh trên thị trường chứng khoán, tạo nên phiên giao dịch lịch sử trên UPCoM. Ông Nguyễn Văn Tuấn, CEO Gelex, là một trong số những cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này sau thương vụ thoái vốn.

Theo Dân Việt

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.