Hà Nội 31oC
Chủ nhật, 04/06/2023

Ngân hàng dè dặt mục tiêu lợi nhuận

03/03/2023 7:00 PM (GMT+7)

Các ngân hàng đang rục rịch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên và đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2023 với xu hướng tăng trưởng thấp so với năm 2022.

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên ngành ngân hàng đang đến gần cũng là thời điểm các nhà băng bắt đầu công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023. Theo tài liệu dự kiến trình cổ đông, các ngân hàng đều đưa ra kế hoạch tương đối thận trọng trong năm tài chính 2023 với mục tiêu kết quả kinh doanh không có nhiều đột biến so với cùng kỳ.

Trên thực tế, nếu nhìn vào tình hình kinh tế trong nước và quốc tế thời gian qua, sự dè dặt của các ngân hàng là có lý do.

Kế hoạch kinh doanh khiêm tốn

Trong năm nay, các chỉ tiêu cơ bản mà Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) đưa ra đều dự kiến tăng trưởng so với năm ngoái, điển hình như tổng tài sản đạt 205.000 tỷ đồng, tăng 15,4%; huy động vốn cá nhân, tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá đạt 155.000 tỷ đồng, tăng 12,8%; dư nợ cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế đạt 132.000 tỷ, tăng 10,4% nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN và tỷ lệ nợ xấu kiểm soát không vượt quá 3%.

Đánh giá về môi trường kinh doanh năm nay, lãnh đạo NamABank cho biết kinh tế thế giới được dự báo bắt đầu đi vào chu kỳ kiểm soát lạm phát và khủng hoảng, trần lãi suất các khu vực sẽ có xu hướng giảm.

Trong nước, Chính phủ cũng đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức 6,5% và lạm phát duy trì mức 4,5%. Ngành ngân hàng theo đó sẽ triển khai những chính sách phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi đồng thời đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng trên.

Tuy nhiên, nhà băng này chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.400 tỷ đồng, dựa trên cơ sở tăng trưởng tín dụng đạt kế hoạch đề ra và phù hợp quy định NHNN. Nếu so với số thực hiện được của năm 2022, con số này chỉ tăng gần 6%.

Ngân hàng dè dặt mục tiêu lợi nhuận - Ảnh 1.

Kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng năm 2023 đã giảm đáng kể. Ảnh: Chí Hùng.

Đáng chú ý, kế hoạch kinh doanh dè dặt kể trên được NamABank đặt ra ngay sau năm 2022 thu về 2.268 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 26% so với năm 2021.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng hạ dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế từ 32% năm 2022 xuống 15% năm nay, tương đương mức lãi trước thuế kế hoạch 12.200 tỷ đồng.

Đáng nói là, trong năm liền trước, dù một số chỉ tiêu tài chính như tổng tài sản, dư nợ tín dụng và huy động vốn chỉ hoàn thành dưới 90% kế hoạch đề ra, VIB vẫn đặt tham vọng tăng trưởng các chỉ tiêu này năm nay trên 25%.

Trong khi đó, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đã công bố mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay tăng tối thiểu 12%, ước vượt 41.000 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận này cũng thấp hơn nhiều so với mức tăng 39% (đạt 36.700 tỷ đồng) mà nhà băng này ghi nhận được năm 2022 tính riêng kết quả tại ngân hàng mẹ.

Năm 2023, Vietcombank cũng đạt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản 9%, tín dụng tăng 12,8% trong đó chưa loại trừ dư nợ 51.000 tỷ đồng dự kiến bán cho một tổ chức tín dụng yếu kém nhận chuyển giao bắt buộc trong năm.

Diễn biến tương tự cũng ghi nhận tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) với mục tiêu lãi trước thuế năm nay đạt 5.000 tỷ đồng, tăng 35%. Nhà băng này vẫn đặt kỳ vọng giữ tốc độ tăng trưởng hai con số nhưng trên thực tế, mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với kết quả đã đạt được trong năm vừa qua. Năm 2022, Eximbank lãi trước thuế 3.709 tỷ đồng, tăng tới 207% so với năm 2021.

Ngân hàng hạ kỳ vọng

Theo khảo sát của Ngân hàng Nhà nước, có khoảng 56-75% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý I và cả năm 2023. So với năm 2022, mức độ kỳ vọng cải thiện của các tổ chức tín dụng đã thấp hơn.

Tương tự, có khoảng 95% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng dương trong năm nay và khoảng 3% dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm, cùng 2% dự kiến lợi nhuận không thay đổi so với năm 2022.

Theo đánh giá của FiinRatings, dự kiến trong năm 2023, biên lãi thuần của các ngân hàng có thể bị thu hẹp khi lãi suất huy động tăng mạnh hơn lãi suất cho vay.


Ngân hàng dè dặt mục tiêu lợi nhuận - Ảnh 2.

Ngân hàng vẫn kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng dương trong năm 2023 nhưng tốc độ tăng đã giảm rõ rệt. Ảnh: Hoàng Hà.

Từ cuối năm 2022, NHNN cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay theo quy mô và tiềm lực để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, đồng thời đề xuất xử lý các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất.

Theo các chuyên gia phân tích, điều này có thể gây khó khăn trong việc huy động vốn cho các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ do không còn lợi thế cạnh tranh về lãi suất đối với các ngân hàng lớn.

Trong khi đó, việc giới hạn tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo lộ trình của NHNN cũng gây áp lực huy động các nguồn vốn dài hạn hơn (trái phiếu, vốn chủ sở hữu…) tại các ngân hàng.

Với việc dịch bệnh Covid-19 về cơ bản đã được kiểm soát, lộ trình giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo Thông tư 22/2019 và Thông tư 08/2020 vẫn được áp dụng đến thời điểm này (giới hạn 34% kể từ ngày 1/10/2022), FiinRatings cho rằng ít có khả năng NHNN sẽ tiếp tục thực hiện lùi thời gian áp dụng các quy định trên sau khi đã lùi thời hạn một năm nhằm hỗ trợ các ngân hàng trong dịch Covid-19.

Bên cạnh việc suy giảm NIM (thu nhập lãi thuần), chất lượng tài sản cũng là một yếu tố cần theo dõi và có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận ngành ngân hàng. Trong đó, các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao cần thực hiện các biện pháp thu hồi và xử lý nợ xấu để cải thiện năng lực tài chính, tránh gây ảnh hưởng đến cả hệ thống và quyền lợi của người gửi tiền.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thị trường điện lạnh tăng theo thời tiết

Thị trường điện lạnh tăng theo thời tiết

Theo dự báo, mùa hè năm nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự trở lại của hiện tượng thời tiết El Nino, nắng nóng sẽ đến sớm và có xu hướng gay gắt hơn so với những năm trước. Vì vậy, thị trường hàng điện lạnh cũng nóng lên theo thời tiết.

Phòng ngộ độc botulinum từ thực phẩm đóng hộp

Phòng ngộ độc botulinum từ thực phẩm đóng hộp

 Về lý thuyết, ăn các thực phẩm được đóng hộp, túi nilon hút chân không không thể gây nguy cơ ngộ độc botulinum.

Phố ngân hàng mới ở TP.HCM

Phố ngân hàng mới ở TP.HCM

Từng được mệnh danh là phố nội thất của TP.HCM, dãy shophouse ở Khu đô thị Sala (TP Thủ Đức) giờ lại thu hút nhiều ngân hàng, công ty công nghệ đổ về mở chi nhánh, phòng giao dịch.

Nhà hàng và TikToker cãi nhau vì bữa ăn miễn phí

Nhà hàng và TikToker cãi nhau vì bữa ăn miễn phí

Đồng ý hợp tác bằng cách đổi bữa ăn miễn phí lấy bài đăng review tốt, nhà hàng tại Singapore bực tức vì không còn liên lạc được với TikToker sau khi người này dùng bữa.

Ngỡ ngàng vẻ đẹp loài chim nước

Ngỡ ngàng vẻ đẹp loài chim nước

Cuộc thi ảnh Các loài chim nước ở Việt Nam đã khai mạc triển lãm và trao giải tại TP.HCM.

Lãi suất giảm, dòng tiền dần quay lại thị trường chứng khoán

Lãi suất giảm, dòng tiền dần quay lại thị trường chứng khoán

Giới phân tích nhận định, diễn biến giao dịch trên thị trường chứng khoán tuần qua càng khẳng định quan điểm rằng dòng tiền trong nước đang dần quay trở lại thị trường chứng khoán trong bối cảnh lãi suất giảm.