Dẫn số liệu thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) công bố mới đây về nhu cầu tiêu thụ mì ăn liền trên thế giới năm 2022, phía Acecook Việt Nam cho biết Việt Nam là nước tiêu thụ mì ăn liền đứng thứ ba thế giới.
Năm 2022, cả thế giới tiêu thụ khoảng 121,2 tỷ gói mì ăn, tương ứng khoảng 323 triệu gói được ăn mỗi ngày.
Trung Quốc dẫn đầu bảng xếp hạng. Người Trung Quốc đã tiêu thụ hơn 45.070 tỷ gói mì ăn liền trong năm 2022.
Nước tiêu thụ mì ăn liền nhiều thứ hai là Indonesia, với 14,26 tỷ gói mì ăn liền.
Việt Nam tiêu thụ mì ăn liền nhiều thứ ba thế giới với 8,48 tỷ gói.
Danh sách 7 ứng viên còn lại trong top 10 theo thứ tự giảm dần là Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Brazil.
Tuy nhiên, về mức độ yêu thích mì ăn liền, Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng, vì có mức độ ăn mì trung bình trên mỗi người cao nhất thế giới.
Trung bình mỗi người Việt sử dụng đến 85 phần mì ăn liền trong vòng một năm, trong khi quốc gia đứng thứ hai là Hàn Quốc, với 77 phần/người. Thái Lan giữ vị trí thứ ba: 55 phần mì ăn liền/người/năm
Đại diện Acecook Việt Nam cho biết tại Việt Nam, hãng chiếm 42% thị phần mì ăn liền. Sản phẩm chủ lực của Acecook Việt Nam được người Việt đón nhận nhiều nhất là Hảo Hảo. Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm khác để người tiêu dùng đổi vị như miến, bún, phở…
Phía Acecook nhận định họ đánh giá Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với sản phẩm mì ăn liền. Trong khi công ty mẹ có 3 nhà máy tại Nhật Bản thì quy mô ở Việt Nam hiện gồm 11 nhà máy và 6 chi nhánh.
Chưa dừng lại, Acecook Việt Nam tiết lộ công ty có kế hoạch xây trung tâm nghiên cứu với công nghệ hiện đại tại TP.HCM để phục vụ nhu cầu tại thị trường Việt Nam.
Theo đánh giá của Euromonitor, Acecook và Masan là 2 doanh nghiệp đang dẫn đầu thị trường mì ăn liền tại Việt Nam hiện nay. Sau hai “ông lớn” này còn có một số doanh nghiệp mì ăn liền khác như Uniben, Asia Foods, Saigon Vewong, Safoco, Colusa Miliket, Thiên Hương Food, Vifon...
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.