Kết quả kinh doanh tóm tắt của Habeco trong 4 năm qua.
Habeco giải trình kết quả thua lỗ do công ty gia tăng đầu tư cho công tác thị trường. Quý 1/2024, chi phí bán hàng gần 231 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ, do chi phí quảng cáo, khuyến mãi và hỗ trợ tăng 42% lên gần 105 tỷ đồng; chi phí nhân viên tăng 21% lên trên 34 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 8% lên hơn 92 tỷ đồng.
Ngoài ra, mặt bằng lãi suất huy động giảm làm doanh thu hoạt động tài chính quý 1 giảm 16% xuống gần 38 tỷ đồng, cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hãng bia phía Bắc. Tại thời điểm 31/03/2024, BHN đang gửi tại ngân hàng khoảng 3,464 tỷ đồng.
Tính trung bình, mỗi ngày trong quý 1, Habeco chi tới 1,17 tỷ đồng cho chi phí quảng cáo. Dù có khoảng 3,464 tỷ đồng gửi ngân hàng nhưng doanh thu tài chính của BHN kỳ này cũng thấp hơn 16% so với quý 1/2023, còn gần 38 tỷ.
Dự báo thị trường còn nhiều yếu tố không thuận lợi, Habeco đặt kế hoạch doanh thu năm 2024 là 6.543 tỷ đồng và lãi sau thuế 202 tỷ đồng, cả hai đều thấp hơn kết quả thực hiện năm trước.
Theo Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), ngành bia giảm 11% doanh thu và 23% lợi nhuận trước thuế trong năm 2023 do chính sách kiểm soát chặt nồng độ cồn của người lái xe (Nghị định 100 của Chính phủ). Ngoài ra, lĩnh vực này còn chịu ảnh hưởng bởi người dân thắt chặt chi tiêu, giá nguyên vật liệu tăng và mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng căng thẳng.
Nhìn vào kết quả kinh doanh quý 1/2024 của Bia Sài Gòn (Sabeco), kết quả của Habeco kém rõ. Trong 3 tháng đầu năm nay Sabeco (mã HOSE: SAB) lãi ròng gần 997 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ.
Để so sánh thêm, lãi ròng quý 1 của CTCP Bia Sài Gòn - Miền Trung (thành viên của Sabeco) tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái, lên gần 24 tỷ đồng.