Thứ sáu, 20/09/2024

Nhà đầu tư nước ngoài tranh miếng bánh y tế tư nhân Việt Nam, mua bán bệnh viện dồn dập

08/09/2023 6:30 AM (GMT+7)

Các nhà đầu tư nước ngoài đang chạy đua khai thác miếng bánh y tế tư nhân tại Việt Nam, những ai nhanh chân có thể giành được lợi thế hơn những người đến sau.

Nhận định về các lĩnh vực đang thu hút mạnh vốn FDI từ Mỹ, ông Gregory Testerman, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam), cho biết năng lượng sạch, công nghệ cao và chăm sóc sức khỏe đang đứng đầu bảng.

Chuỗi bệnh viện mắt lớn nhất nước sắp về tay chủ Mỹ?

Theo một nguồn tin, tập đoàn đầu tư khổng lồ KKR của Mỹ đang đàm phán với Heliconia Capital – một quỹ đầu tư Singapore thuộc sở hữu của Temasek Holdings – để mua lại 100% chuỗi bệnh viện mắt tư nhân lớn nhất Việt Nam là Tập đoàn Y khoa Sài Gòn, tên viết tắt là SMG. 

Cả 2 bên đều chưa hé lộ thông tin, vì thương vụ chưa được chốt. Nếu thương vụ thành công, KKR sẽ thay thế Heliconia trong vai trò chủ sở hữu của SMG.

Nhà đầu tư nước ngoài tranh miếng bánh y tế tư nhân Việt Nam, mua bán bệnh viện dồn dập - Ảnh 1.

Khách hàng đang được bác sĩ tư vấn tại hệ thống bệnh viện Mắt Sài Gòn thuộc SMG. Ảnh: SMG

MSG đặt trụ sở chính tại TP.HCM với mạng lưới gồm 14 bệnh viện, trong đó có 9 bệnh viện mắt, 5 bệnh viện đa khoa tại TP.HCM và một số tỉnh, thành khác. Ngoài ra còn có có Trung tâm Mắt Eagle Eye tại TP.HCM, với sự hợp tác của Eagle Eye Centre của Singapore, là bệnh viện mắt hàng đầu thế giới.

MSG do Bác sĩ mắt Thái Thành Nam sáng lập tháng 4/2004, với cơ sở đầu tiên trên đường Lê Thị Riêng, Quận 1, TP.HCM. Bắt đầu từ mắt, MSG đã mở rộng sang đa khoa, và đã xây dựng hệ thống đa khoa với gần 700 giường bệnh nội trú. 

Theo số liệu tháng 6/2022 của MSG, hệ thống đa khoa đã đón gần 40.000 lượt khám và 3.200 lượt điều trị nội trú, công suất giường đạt 74%.

Heliconia Capital của Temasek mua lại MSG năm 2019, nhưng không công bố giá. Bác sĩ Nam sau đó đã rời khỏi MSG. Vào tháng 3/2023, bệnh viện tư nhân Mắt Việt (249 Cộng Hòa, P.13, Tân Bình, TP.HCM) thông báo Bác sĩ Nam trở thành Giám đốc, với mục tiêu hình thành một trung tâm mổ mắt nhân đạo để giúp người nghèo.

Bệnh viện quốc tế FV cao giá

Ngày 12/7 vừa qua, Tập đoàn y khoa Thomson Medical Group (Singapore) thông báo đã đồng ý mua lại Bệnh viện quốc tế FV ở TP.HCM, với giá 381,4 triệu USD - là thương vụ mua bán doanh nghiệp lớn nhất đến nay trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.

"Bệnh viện FV sẽ giúp chúng tôi xác lập vị thế chiến lược ở Việt Nam", ông Kiat Lim, Phó Chủ tịch điều hành của Thomson Medical, nhấn mạnh.

FV mở cửa tại Quận 7 vào năm 2003, sáng lập viên là bác sĩ người Pháp Jean-Marcel Guillon (là CEO của FV đến nay) cùng một nhóm bác sĩ châu Âu. Tháng 6/2017, Quadria Capital - một quỹ đầu tư tư nhân châu Á chuyên lĩnh vực y tế, đã mua một lượng lớn cổ phần của FV để trở thành cổ đông lớn nhưng số tiền đầu tư không được tiết lộ. 

Việc Thomson Medical mua lại FV, nghĩa là lượng nắm giữ của Quadria sẽ thuộc về Thomson.

Hiện nay, số giường bệnh nội trú tại FV Quận 7 là 220 giường. Pháp nhân sở hữu bệnh viện FV là Công ty TNHH Y tế Viễn Đông Việt Nam, do ông Guillon là người đại diện theo pháp luật. Vốn điều lệ đăng ký cập nhật gần nhất vào tháng 10/2021 là hơn 27 triệu USD, tương đương 520,36 tỷ đồng.

Thị trường còn nhiều cơ hội

Cũng trong cuộc đua đầu tư vào y tế tư nhân, bệnh viện Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam (bệnh viện Kusumi) trong khuôn viên hơn 3 ha tại Khu đô thị Ecopark - Hà Nội, chính thức họat động ngày 5/9/2023.

Nhà đầu tư nước ngoài tranh miếng bánh y tế tư nhân Việt Nam, mua bán bệnh viện dồn dập - Ảnh 2.

Bệnh viện Kusumi tại Ecopark Hà Nội. Ảnh: Bệnh viện Kusumi

Bệnh viện Kusumi có số vốn đầu tư 40 triệu USD (100% của Nhật) và đội ngũ bác sĩ cũng từ Nhật Bản. Chủ tịch bệnh viện – bà Kusumi Mari, cho biết do nằm trong Khu đô thị Ecopark, Kusumi sẽ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của cư dân Ecopark và lân cận, cũng như nhóm khách hàng cần dịch vụ y tế tiêu chuẩn Nhật Bản.

Trong báo cáo "Các xu hướng mua bán doanh nghiệp toàn cầu năm 2023" của PwC, tập đoàn này dự báo y tế và sức khỏe là một trong các lĩnh vực ở Việt Nam sẽ chứng kiến hoạt động M&A (mua bán, sáp nhập) rất sôi động, bên cạnh công nghệ, truyền thông, viễn thông, sản xuất công nghiệp, ô tô, năng lượng, tiêu dùng.

Đặc biệt, những lĩnh vực liên quan đến công nghệ sinh học, nghiên cứu phát triển sản phẩm y tế, các giải pháp chăm sóc sức khỏe hướng tới người tiêu dùng, và số hóa y tế, dự kiến sẽ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư.

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2022, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đang chiếm 13% dân số, và dự báo tăng lên đến 26% vào năm 2026. 

Tầng lớp này có yêu cầu cao hơn đối với chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Cùng với đó, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn "già hóa dân số" với tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) chiếm trên 10% tổng dân số từ năm 2011 và là một trong 5 nước có tốc độ già hoá nhanh nhất thế giới.

Vì vậy, các chuyên gia cho rằng chi cho y tế và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, chính là những cơ hội mới để đầu tư vào lĩnh vực này.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đường sắt mở bán vé tập thể, dân chờ mua sớm vé tàu Tết Ất Tỵ

Đường sắt mở bán vé tập thể, dân chờ mua sớm vé tàu Tết Ất Tỵ

Dù còn nhiều tháng nữa mới đến Tết Ất Tỵ 2025, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn đã có kế hoạch bán vé tàu sớm để phục vụ các cơ quan, tập thể.

Sẽ đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Sẽ đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết chuyên đề về hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

"Chúng ta đã có kinh nghiệm khắc phục hậu quả mưa lũ trắng trời ở miền Trung năm 2020, lần này, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và người dân, tôi tin chắc sản xuất nông nghiệp sẽ nhanh chóng được phục hồi" - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến khẳng định.

Tác động tới nền kinh tế ra sao, khi đồ uống có đường chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt?

Tác động tới nền kinh tế ra sao, khi đồ uống có đường chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt?

GS. TSKH Nguyễn Mại băn khoăn, mục đích của việc bổ sung đồ uống có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Nhà thiết kế áo dài nổi tiếng kể về huyền thoại chim phụng qua bộ sưu tập độc đáo

Nhà thiết kế áo dài nổi tiếng kể về huyền thoại chim phụng qua bộ sưu tập độc đáo

Nằm trong khuôn khổ Festival Mùa thu Huế 2024, chương trình nghệ thuật áo dài “Linh Phụng” sẽ là điểm nhấn khẳng định vị thế của Huế - kinh đô áo dài và hướng đến sự kiện Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ diễn ra vào ngày 23/9 tại Nhà hát sông Hương – TP. Huế.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương: khẳng định hình hài một tỉnh năng động, phát triển

Quy hoạch tỉnh Bình Dương: khẳng định hình hài một tỉnh năng động, phát triển

Việc công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đánh dấu bước ngoặc phát triển mới của Bình Dương. Quy hoạch tỉnh Bình Dương không chỉ tạo động lực thực hiện các đột phá chiến lược mà còn khẳng định hình hài mà tỉnh mong muốn hướng đến trong 25 năm tiếp theo.

Vinamilk hợp tác chiến lược cùng  FPT nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ

Vinamilk hợp tác chiến lược cùng FPT nâng tầm quản trị tài chính toàn diện bằng giải pháp công nghệ

Ngày 11/9/2024, Công Ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FPT đã tổ chức thành công buổi lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.