Đây là nhà máy thứ 6 của "đại gia" bia Hà Lan tại Việt Nam. Nhà máy này đang hoạt động tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A trên diện tích gần 40 ha, là nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á, theo Heineken.
Theo phê duyệt quy hoạch 1/500, dự án gồm các chức năng chính như khu hành chính, dịch vụ; khu nhà máy, kho tàng; khu hạ tầng kỹ thuật; cây xanh; giao thông, sân bãi.
UBND tỉnh yêu cầu Heineken Việt Nam có trách nhiệm cung cấp hồ sơ đồ án quy hoạch (thuyết minh, bản vẽ theo đồ án quy hoạch...) đã được Sở Xây dựng đóng dấu thẩm định theo đúng quy định pháp luật cho Ban Quản lý các Khu công nghiệp, UBND thị xã Phú Mỹ để tổ chức công bố công khai quy hoạch được duyệt; lắp dựng panô bản vẽ tổng mặt bằng quy hoạch tại khu vực xây dựng để công khai cho mọi người biết thực hiện và kiểm tra việc thực hiện.
Heineken Việt Nam chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của các thông tin, số liệu, bản vẽ, hồ sơ đồ án quy hoạch bảo đảm đúng quy định pháp luật.
Công ty cũng chịu trách nhiệm toàn diện pháp lý về các hạng mục công trình hiện trạng đã được đầu tư xây dựng.
Heineken Việt Nam phải tổ chức lập, trình phê duyệt và cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa đối với đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
UBND thị xã Phú Mỹ có trách nhiệm chủ trì tổ chức công bố công khai quy hoạch được duyệt; lưu trữ và lưu giữ hồ sơ đồ án quy hoạch được duyệt theo quy định pháp luật; phối hợp với Heineken Việt Nam, Ban Quản lý các khu công nghiệp thực hiện cắm mốc giới xây dựng thực địa theo đồ án quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.
Dự án sau khi được triển khai sẽ nâng công suất sản xuất sản phẩm của nhà máy bia đang hoạt động từ 1,1 tỷ lít/năm lên công suất 1.6 tỷ lít/năm, tương đương tăng công suất sản xuất bia thêm 500 triệu lít/năm, nhưng không tăng công suất nước trái cây lên men và thức uống đại mạch.
Các hạng mục công trình sẽ gồm xây thêm 1 nhà nấu mới với công suất 500 triệu lít/năm với khả năng nấu 12 mẻ nấu/ngày và sản xuất được các loại sản phẩm bia khác nhau; Mở rộng khu nhà silo hiện hữu, phục vụ lắp đặt các thiết bị phục vụ cho dây chuyền sản xuất bia 500 triệu lít/năm lắp đặt mới.
Mở rộng nhà bồn lên men và bồn chứa hiện hữu: bổ sung thêm 12 bồn lên men, thể tích mỗi bồn là 11.000 hectolít (1 hectolít = 100 lít); Mở rộng khu bồn chứa bã hèm hiện hữu: bổ sung 1 bồn chứa men và bố trí lại vị trí đặt các bồn chứa men thải hiện hữu.
Xây dựng khu nhà đóng gói mới: lắp đặt một dây chuyền đóng chai công suất 60.000 chai/giờ và 2 dây chuyền đóng lon với công suất mỗi dây chuyền đạt 90.000 lon/giờ; cùng với 1 dây chuyền đóng gói thành phẩm…
Ngoài ra, công ty sẽ tiến hành di dời vị trí khu nhà rác lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại sang vị trí khác, để phục vụ công tác thi công mở rộng các khu vực sản xuất hiện hữu.
Theo giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ 18, tổng vốn đầu tư dự án công suất 1.6 tỷ lít/năm là gần 12,6 ngàn tỷ đồng (tương đương 540,6 triệu USD ) và được lấy toàn bộ từ vốn góp bằng tiền từ nhà đầu tư, trong đó công ty đã góp đủ, hoàn tất tính đến năm 2022 là 7.033 tỷ đồng, còn lại sẽ hoàn tất góp trong 2024-2026.
Heineken Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cuối tháng 11/2022 về việc tiếp tục mở rộng nhà máy Heineken Vũng Tàu tại thị xã Phú Mỹ.
Theo nội dung của biên bản ghi nhớ, Heineken Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư thêm 142 triệu USD để mở rộng nhà máy Heineken Vũng Tàu trong 3 năm (2023 - 2025). Khoản đầu tư bổ sung này sẽ nâng tổng vốn đầu tư của công ty vào nhà máy Vũng Tàu lên hơn 500 triệu USD và nâng công suất nhà máy từ 11 triệu hectolít/năm lên 16 triệu hectolít/năm.
Heineken vừa mới tạm dừng hoạt động nhà máy bia Heineken Quảng Nam để tìm giải pháp tối ưu cho tài sản. Như vậy, tập đoàn Hà Lan đang vận hành 5 nhà máy tại Việt Nam, gồm nhà máy Heineken Vũng Tàu nói trên.
Tại Quảng Nam, Nhà máy bia Heineken Quảng Nam bắt đầu hoạt động vào năm 2007, đây là nhà máy nhỏ nhất về quy mô trong số 6 nhà máy của tập đoàn Hà Lan này ở Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng trong các tháng cuối năm, phân khúc đất nền sẽ duy trì xu hướng phục hồi tích cực của quý 3/2024.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn (Quận 1, TP.HCM) đã siết chặt các quy trình chăm sóc hổ, không để dịch cúm bùng phát sau sự việc hàng chục cá thể hổ, báo và sư tử chết ở Đồng Nai và Long An do cúm A/H5N1.
Trong Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, liền kề với Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 tại Lào, Sacombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất được Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN công bố tên tại giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN 2024 (ABA 2024) - lĩnh vực chuyển đổi số.
Ông Phạm Đăng Khoa được bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Eximbank; quyết định có hiệu lực từ 11/10/2024 và thời gian bổ nhiệm là 3 năm.
Các sở ngành tại TP.HCM sẽ nhận trách nhiệm cụ thể trong những nỗ lực của thành phố nhằm tiếp tục phát huy nguồn lực từ kiều hối trong bối cảnh lượng kiều hối gửi về không ngừng gia tăng trong nhiều năm qua.
Tây Âu là khu vực truyền thống được nhiều người Việt lựa chọn khi khám phá châu Âu. Tuy nhiên, nhu cầu của nhiều người đang dịch chuyển sang miền Nam châu Âu, với mong muốn được khám phá những điểm mới lạ ở miền Nam nước Pháp, Tây Ban Nha.