Công ty TNHH Nhà máy Bia Heineken Việt Nam là liên doanh giữa Heineken từ Hà Lan và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn. Từ nhà máy đầu tiên tại TP.HCM mở cửa năm 1991, Heineken Việt Nam đang có 6 nhà máy với 3.000 nhân viên trên khắp cả nước, theo thông tin của công ty. Lớn nhất trong 6 nơi là nhà máy tại Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng là nhà máy bia lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Cũng theo Heineken Việt Nam, công ty đang đầu tư 1 tỷ euro tại Việt Nam, tạo ra gần 250.000 việc làm trong toàn bộ chuỗi giá trị. Heineken Việt Nam cũng nằm trong số các doanh nghiệp đóng góp thuế nhiều nhất cho ngân sách nhà nước nhiều năm liền.
Tại Quảng Nam, Nhà máy bia Heineken Quảng Nam bắt đầu hoạt động vào năm 2007, đây là nhà máy nhỏ nhất về quy mô trong số 6 nhà máy của tập đoàn Hà Lan này ở Việt Nam.
Trong văn bản do gửi đến UBND tỉnh Quảng Nam về việc tạm dừng nhà máy Quảng Nam, công ty cho biết để đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô, phải cần tinh giản hoạt động để tiếp tục đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam, qua đó hỗ trợ lực lượng lao động hiện hữu và duy trì hoạt động kinh doanh cùng chuỗi giá trị mà công ty tạo ra.
Heineken Việt Nam cũng cho biết công ty cần tiếp tục tối ưu hoá với ít nhà máy hơn nhưng mỗi nhà máy lớn hơn về quy mô.
Cũng về quy mô, công ty ký biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cuối tháng 11/2022 về việc tiếp tục mở rộng nhà máy Heineken Vũng Tàu trên diện tích 40 ha tại thị xã Phú Mỹ.
Theo nội dung của biên bản ghi nhớ, Heineken Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư thêm 142 triệu USD để mở rộng nhà máy Heineken Vũng Tàu trong 3 năm (2023 -- 2025). Khoản đầu tư bổ sung này sẽ nâng tổng vốn đầu tư của công ty vào nhà máy Vũng Tàu lên hơn 500 triệu USD và nâng công suất nhà máy từ 11 triệu hecto-lít/năm lên 16 triệu hecto-lít/năm (1 hecto-lít = 100 lít).
Với tổng cộng 4 dây chuyền đóng lon, nhà máy Vũng Tàu có thể xuất xưởng 12 triệu lon bia/ngày. Đây là dây chuyền đóng lon nhanh nhất trong tất cả các nhà máy bia Heineken trên toàn thế giới.
Theo báo cáo của Công ty Heineken Việt Nam, từ sau giai đoạn COVID-19, ngành kinh tế nói chung bao gồm ngành bia đã đối diện nhiều thách thức do tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm dẫn đến sụt giảm niềm tin và nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài ra, việc triển khai Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông cũng dẫn đến những thay đổi trong hành vi và hình thành thói quen mới của người tiêu dùng. Kết quả, thị trường bia Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm 2 con số trong năm 2023 và tiếp tục sụt giảm 1 con số tính đến nay.
Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.
Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, nâng cấp nền kinh tế số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu…
Tạp chí Fortune (Mỹ) vừa công bố danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, qua đó vinh danh 100 nữ doanh nhân hàng đầu các lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam có ba đại diện góp mặt trong danh sách này.
93 doanh nghiệp và 84 doanh nhân được UBND TP.HCM công nhận là những doanh nghiệp, doanh nhân TP.HCM tiêu biểu. Họ đóng góp ngân sách tổng cộng 16.429 tỉ đồng, tạo việc làm ổn định cho 58.257 lao động.
UBND TP.HCM vừa quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc ở thành phố.