Công ty nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam vừa đăng thông báo lên trang quảng cáo của một số tờ báo, khuyến cáo các chủ cửa hàng bán đồ giải khát không được sang nhượng, cầm cố, thế chấp, cho tặng tủ ướp lạnh của Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam trang bị cho cửa hàng.
Các chủ cửa hàng cũng không được cạo sửa nhãn hiệu, thay đổi hình dáng cấu trúc của tủ ướp lạnh.
Yêu cầu của Suntory PepsiCo Việt Nam (gọi tắt là Pepsi) là đúng. Tủ mát trang bị cho cửa hàng là tài sản của họ, họ chỉ cho cửa hàng mượn. Cửa hàng không được sang nhượng, cho tặng là đương nhiên. Những điều đó đã có trong hợp đồng giao kết giữa các bên, cứ như vậy mà thực hiện, sao phải đăng khuyến cáo trên báo.
Tủ mát hai đại kình địch Coca Cola và Pepsi
Đây không phải lần đầu tiên, Pepsi đăng khuyến cáo như vậy. Thỉnh thoảng, họ lại cho đăng. Hẳn điều này cho thấy hiện tượng các chủ cửa hàng bán đồ giải khát đã vi phạm giao ước giữa họ với công ty Pepsi khá nhiều. Nhưng thực tế có nghiêm trọng đến mức như vậy không?
Theo tìm hiểu từ một số cửa hàng có bày tủ mát Pepsi, để có thể mượn tủ mát, chủ cửa hàng phải đáp ứng khá nhiều tiêu chí: là đơn vị phân phối các sản phẩm đồ uống từ Pepsi; địa điểm lý tưởng gần khu đông dân cư; phải cam kết đạt đủ chỉ tiêu doanh số bán ra hàng tháng; chỉ được trưng bày các sản phẩm của hãng, không được trưng bày từ hãng đối thủ; trưng bày theo quy định của công ty, không được tự do trưng bày theo mong muốn…
Tủ trống
Đến khi mượn được dùng thì cũng áp lực lắm. Thứ nhất là doanh số bán hàng, không đủ thì bị hãng thu hồi tủ. Thứ hai, không được bán đồ uống khác, trong khi nhu cầu giải khát của khách bây giờ rất đa dạng, không bán đủ món hàng, khách bỏ đi chỗ khác. Thứ ba, tủ của hãng cho mượn không sử dụng công nghệ mới inverter nên dùng tốn điện.
Có nhiều tủ mát công ty lấy từ cửa hàng giải khát này đưa cho cửa hàng khác dùng, nghĩa là tủ cũ, chạy tốn điện hơn. Nếu hỏng hóc, chủ cửa hàng phải tự đi sửa, trên mạng có nhiều xưởng sửa chữa điện tử quảng cáo chuyên sửa chữa tủ ướp lạnh Pepsi, đủ biết nhu cầu sửa tủ khá cao rồi.
Nếu hỏng hẳn thì phải đền. Đồ nào dùng cũng sẽ đến lúc hỏng, sao khi hỏng, chủ cửa hàng không gọi Pepsi đến nhờ họ sửa. Chủ cửa hàng đang làm việc có lợi win - win cho công ty, thương hiệu của công ty được hiện diện ở cửa hàng của họ, chứ họ có xin công ty làm từ thiện đâu. Tính ra, sự hiện diện ở hàng ngàn cửa hàng như vậy tạo ra một độ nhận diện, quảng bá thương hiệu rất lớn, thậm chí không phải tiền nào cũng mua được.
Tủ mát rao bán giá rẻ
Nên nhiều chủ cửa hàng giải khát chọn cách, dẹp bỏ tủ Pepsi, tự bỏ tiền mua tủ ướp lạnh trang bị cho mình. Cách đây 10-20 năm, tủ ướp lạnh để bán hàng còn hiếm, bây giờ bán vừa nhiều vừa rẻ. Vậy ai được mất cho biết?!
Cách đây 2 năm, trong một hội thảo về chủ đề thuế doanh nghiệp, một quan chức ngành thuế cho biết những chiếc tủ mát, tủ ướp lạnh cũng can hệ nhiều đến chuyện thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí cho mượn những tủ ướp lạnh đó sẽ nằm trong chi phí bán hàng của doanh nghiệp, và chi phí này sẽ được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vị quan chức này đặt ra câu hỏi, chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có tạo ra doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp không? Nếu không, thì không được tính vào chi phí để khấu trừ khi khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Vị này giải thích, cái tủ ướp lạnh đó để ướp lạnh đồ uống bán cho người tiêu dùng, nó đem lại doanh thu cho chủ cửa hàng giải khát, chứ không phải là nhà sản xuất. Hay nói cách khác, chi phí cho tủ ướp lạnh mà doanh nghiệp bỏ ra hỗ trợ cửa hàng không tạo doanh thu trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất. Vậy thì không được tính vào chi phí để khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài tủ ướp lạnh, còn có hàng chục hàng trăm thứ như vậy: ô dù, bảng quảng cáo, két nước, tủ kệ, giá hàng…
Còn nhớ trước đây, cả xã hội bị sốc khi công ty nước giải khát C. báo lỗ, dù sản phẩm của họ bán ra thị trường rầm rầm, càng ngày quy mô càng lớn. Chiêu thức đơn giản được các chuyên gia kinh tế chỉ ra là chuyển giá qua việc nhập nguyên liệu từ công ty mẹ và vẽ ra rất nhiều loại chi phí sản xuất, tiếp thị.
Hóa ra, nếu không tách bạch được các loại chi phí tạo ra doanh thu trực tiếp và doanh thu không trực tiếp, thì cái tủ ướp lạnh sẽ còn được công ty trọng dụng dài dài.
Dù tủ đó có cũ kỹ, hao điện, hay bị chủ cửa hàng để một xó không dùng tới, nhưng một khi nó vẫn có trong danh sách cho mượn, thì nó vẫn đều đều gánh cho công ty một khoản chi phí đáng kể trên sổ sách để khai báo thuế.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Sau gần 20 năm "đắp chiếu", tòa tháp 100 triệu USD bên sông Hàn, Đà Nẵng cuối cùng đã được tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, mở đường cho dự án tiếp tục triển khai.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Sau gần 20 năm "đắp chiếu", tòa tháp 100 triệu USD bên sông Hàn, Đà Nẵng cuối cùng đã được tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, mở đường cho dự án tiếp tục triển khai.