Chủ nhật, 05/05/2024

Vì sao bất động sản phát mãi dù bị ngân hàng hạ giá liên tục nhưng vẫn khó tìm khách mua?

30/10/2023 10:02 AM (GMT+7)

Một trong các lý do là việc định giá bất động sản phát mãi không dựa theo giá trị thực tế, mà tính cả gốc và lãi, nên việc bán các tài sản này ngày càng khó. Mặt bằng giá giảm khiến các bất động sản phát mãi tại các ngân hàng cũng bị hạ giá sau những lần định giá lại tài sản định kỳ.

Các ngân hàng gần đây liên tục công bố phát mãi bất động sản từ Bắc vào Nam, chủ yếu là các dự án bất động sản du lịch 4 - 5 sao. Mặc dù được rao bán nhiều lần với mức chiết khấu ngày càng hấp dẫn, nhiều bất động sản phát mãi vẫn khó thanh khoản.

Nhiều bất động sản phát mãi ngày càng khó thanh khoản

Thời gian gần đây, tình hình kinh tế không mấy khả quan khiến hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ gặp khó, tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ của khách hàng khiến rủi ro nợ xấu gia tăng. Để cứu vớt các khoản nợ xấu, các ngân hàng đang phải “ráo riết” công bố danh sách các bất động sản phát mãi, vốn là tài sản thế chấp cho các khoản vay của khách hàng cần xử lý để thu hồi nợ với giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng.

Trong đó phần lớn là các bất động sản sản phát mãi được công bố là những dự án bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn 4 - 5 sao ở nhiều tỉnh, thành như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Dương, Quảng Nam, Khánh Hòa, Kiên Giang,... vì yếu tố khách quan do chưa vượt qua, khắc phục được hệ lụy của khoảng thời gian giãn cách xã hội, nay lại phải chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế khó khăn. 

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư vỡ nợ, bị ngân hàng phát mãi do “tham lam", không tính toán, lên phương án tài chính, lạm dụng đòn bẩy tài chính để đầu cơ nhà đất.

Vì sao bất động sản phát mãi dù bị ngân hàng hạ giá liên tục nhưng vẫn không ai mua? - Ảnh 1.

Nhiều bất động sản phát mãi là các dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng (Ảnh: TN)

Theo số liệu mới của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 2% hồi đầu năm lên 3,56% đến cuối tháng 7/2023. Với tỷ lệ này, số dư nợ xấu của toàn hệ thống đến cuối tháng 7 là hơn 440.000 tỷ đồng. Nợ xấu trong ngân hàng thường xuất phát từ việc cho vay mua bất động sản và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Từ trước tới nay, việc thu giữ và thanh lý tài sản thế chấp là bất động sản để thu hồi nợ luôn là vấn đề không đơn giản với các ngân hàng. Nguyên nhân do thị trường thị trường những năm gần đây phát triển nóng, khó lường, giá địa ốc tại một số khu vực tăng gấp nhiều lần trong giai đoạn 2018-2022. Đến giữa năm 2022, chính sách tín dụng cùng những quyết định của các cơ quan, ban ngành trong việc kiểm soát thị trường bất động sản, buộc thị trường địa ốc phải điều chỉnh giá giảm xuống mức phù hợp và tương xứng hơn so với giá trị.

Mặt bằng giá bất động sản giảm khiến các bất động sản phát mãi tại các ngân hàng cũng bị hạ giá sau những lần định giá lại tài sản định kỳ, buộc các khách hàng vay phải nộp tài sản bổ sung để đảm bảo khoản nợ. Các doanh nghiệp gặp khó khăn thanh toán nợ tín dụng do hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng.

Đối với các ngân hàng, mặc dù được rao bán nhiều lần với mức chiết khấu ngày càng hấp dẫn, nhiều bất động sản phát mãi vẫn khó thanh khoản. Một phần do các nguyên nhân khách quan của thị trường, của nền kinh tế. Một phần do việc định giá bất động sản phát mãi không dựa theo giá trị thực tế mà tính cả gốc và lãi nên việc bán các tài sản này ngày càng khó. Trong khi đó, có những tài sản bị giới hạn thời gian và tỷ lệ giảm giá.

Rủi ro khi mua bất động sản phát mãi

Thực tế, nguy cơ nợ xấu bất động sản “phình to” đã được các chuyên gia cảnh báo từ lâu khi mà thời điểm năm 2023 - 2024 là điểm rơi đáo hạn một lượng rất lớn trái phiếu doanh nghiệp. Trong khi đó, thị trường bất động sản gặp khó, thanh khoản “tắc” đã khiến cho việc giải quyết bất động sản phát mãi để xử lý nợ xấu của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay cũng gặp nhiều áp lực.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam dự báo trong thời gian tới, tỷ lệ nợ xấu sẽ có xu hướng tăng lên do thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, thanh khoản tài sản bất động sản phát mãi khả năng cao sẽ được cải thiện cùng với tiến trình phục hồi tích cực của thị trường bất động sản. Hiện cũng đã có nhiều quỹ đầu tư do một số cá nhân thành lập với nguồn vốn khoảng vài trăm tỷ đồng tiến hành mua các bất động sản trước thời điểm bị ngân hàng tịch thu, phát mãi.

Vì sao bất động sản phát mãi dù bị ngân hàng hạ giá liên tục nhưng vẫn không ai mua? - Ảnh 2.

Bất động sản phát mãi là món hời nhưng người mua cần cẩn trọng. Ảnh: TN

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản, việc mua bất động sản phát mãi, thanh lý là cơ hội để khách hàng sở hữu tài sản với mức giá khá hấp dẫn so với thị trường với giấy tờ pháp lý đã được thẩm định kỹ càng, sẵn sàng chuyển nhượng cho người mua và nguồn tài chính đảm bảo với các gói vay tài chính từ ngân hàng phát mãi tài sản. Tuy nhiên để tránh được những rủi ro tiềm ẩn, người mua cần cẩn trọng, lưu ý.

"Nguyên nhân là định giá lại bất động sản, do nhiều tài sản bảo đảm được định giá cao hơn giá trị thực tế khi phê duyệt khoản vay. Trong khi, giá trị phát mãi thường có xu hướng định giá theo khoản nợ và khoản lãi phát sinh mà không sát với thực tế thị trường.

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản cũng lưu ý người mua cần nắm được lý do bất động sản thuộc diện phát mãi, tránh trường hợp có tranh chấp với bên thứ ba. Cùng với đó, người mua cần lên phương án tài chính, tính toán chi phí lãi vay và vốn đầu tư bỏ ra để tránh “ham rẻ” vô tình lại dính vào vòng xoáy “nợ nần”.

Nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị người mua bất động sản phát mãi từ ngân hàng nên làm việc và mua hồ sơ đấu giá tại các trung tâm có uy tín, để được bảo trợ pháp lý trong trường hợp phát sinh rủi ro. Khi bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án giao nhà đất cho trung tâm bán đấu giá để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. 

Do đó, việc ngân hàng bán tài sản phát mãi đã được Nhà nước bảo trợ về mặt pháp lý nên người mua tài sản của ngân hàng cũng sẽ được bảo vệ trước mọi vướng mắc.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hé lộ kịch bản Việt Nam đón các công ty chip bán dẫn

Hé lộ kịch bản Việt Nam đón các công ty chip bán dẫn

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Đỗ Thành Trung hôm nay hé lộ kịch bản thu hút các "đại bàng" công nghệ của thế giới, đặc biệt là các tập đoàn chip bán dẫn.

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Sản phẩm OCOP TP.HCM chuẩn bị vào khách sạn sang

Có thêm cơ hội mới cho các đặc sản Việt Nam vì Sở Công Thương và Sở Du lịch TP.HCM sẽ phối hợp đưa sản phẩm OCOP của địa phương vào các khách sạn 4 - 5 sao tại thành phố để quảng bá, giới thiệu với du khách trong và ngoài nước.

Quảng Trị: Khách hàng hưởng lợi nhờ đội ngũ tự doanh Vinhomes

Quảng Trị: Khách hàng hưởng lợi nhờ đội ngũ tự doanh Vinhomes

Ra mắt trong tháng 4/2024, đội ngũ kinh doanh tự doanh dự án Vincom Shophouse Royal Park (Quảng Trị) mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích thiết thực trong việc tiếp cận thông tin, lựa chọn sản phẩm và giao dịch bất động sản, cùng hệ thống phân phối toàn quốc và kênh bán hàng trực tuyến.

Mưa xuất hiện ở trung tâm TP.HCM

Mưa xuất hiện ở trung tâm TP.HCM

Chiều nay, mưa đã xuất hiện ở một số quận trung tâm TP.HCM. Dù mưa nhỏ nhưng cũng góp phần "giải nhiệt" vào buổi chiều cuối tuần sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt.

OCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao trong Ban điều hành

OCB bổ nhiệm nhân sự cấp cao trong Ban điều hành

Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 6/5/2024.

Nguyên nhân Bia Hà Nội báo lỗ

Nguyên nhân Bia Hà Nội báo lỗ

Thua lỗ ngay quý đầu năm 2024, Bia Hà Nội sẽ khó để hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm. Đây là lần đầu tiên Habeco báo lỗ theo quý tính từ quý 2/2020.