Tối 18/11, tại Hùng Vương Plaza, quận 5, tập đoàn Kido của ông Trần Lệ Nguyên chính thức công bố dự án E2E (Entertainment & Ecommerce) trên nền tảng TikTok. Đây là nền tảng giải trí kết hợp mua sắm lần đầu tiên trên nền tảng social (mạng xã hội) tại Việt Nam, cũng như lần đầu tiên 1 trung tâm thương mại xuất hiện trên nền tảng TikTok.
Ông Trần Lệ Nguyên - CEO Kido cho biết kênh E2E (Entertainment & Ecommerce) trên TikTok được sự đầu tư chiến lược của tập đoàn và sự đồng hành của TikTok Việt Nam.
Ông Nguyên tiết lộ kênh E2E trên TikTok có video khởi động, mới chạy hai ngày nhưng đã cán mốc 20 triệu view. Con số này cho thấy tiềm năng lớn của xu hướng mua sắm kết hợp giải trí trên nền tảng mạng xã hội.
Theo ông Nguyên, mua sắm trực tuyến đang là xu hướng của toàn cầu, từ Mỹ, Trung Quốc cho đến các nước Asean. Người tiêu dùng ngày càng yêu thích mua sắm trực tuyến hơn là trực tiếp.
“Ngày càng nhiều shop (cửa hàng) trên phố đóng cửa sau Covid-19. Sau 3 năm, có thể thấy rõ xu hướng tiêu dùng thay đổi nhiều, trước đây họ đến shop mua thì nay mua online”, ông Nguyên nói.
Đặc biệt, xu hướng mua sắm online qua kênh ecommerce (thương mại điện tử) cũng đã thay đổi. Xu hướng của người tiêu dùng hiện nay đang dịch chuyển sang mua sắm kết hợp giải trí trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội và TikTok đang trỗi lên với loại hình mua sắm mới này.
Theo ông Nguyên, TikTok ra đời khác Lazada, Shopee. Chỉ sau hai năm, thương mại điện tử kết hợp mua sắm giải trí trên TikTok đã tăng trưởng nhanh.
Số liệu thống kê thị phần thương mại điện tử 6 tháng đầu năm 2023 của Metric cho thấy thị phần của TikTok Shop đang tăng nhanh, vươn lên vị trí thứ hai và chỉ đứng sau Shopee. Điều này làm thu hẹp thị phần của các “ông lớn” tên tuổi như Shopee, Lazada, Tiki tại thị trường Việt Nam.
Cơ hội từ mua sắm trực tuyến kết hợp giải trí trên nền tảng mạng xã hội rất lớn. “Dù vậy, các sản phẩm bán trên TikTok hiện nay đến 85% là hàng không thương hiệu, chỉ khoảng 15% bán hàng có thương hiệu”, ông Nguyên nói và cho rằng đây là cơ hội để Kido đưa các trung tâm thương mại với hàng chính hãng của các thương hiệu tại trung tâm thương mại lên TikTok.
Tổng giám đốc Kido Trần Lệ Nguyên cũng tin rằng dự án E2E sẽ đưa các doanh nghiệp cùng vực dậy, vượt qua thời kỳ biến động của nền kinh tế bởi với xu hướng mua sắm mới, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều tệp khách hàng lớn với chi phí thấp, điều mà mua sắm trực tiếp không thể nào thực hiện được.
Kênh E2E trên TikTok của Kido sẽ là nơi đăng tải những video review thời trang, ẩm thực, trải nghiệm sản phẩm… theo xu hướng livestream và mua hàng qua livestream trên TikTok hiện nay.
Đây cũng là kênh thường xuyên diễn ra các hoạt động trình diễn giải trí chuyên nghiệp cùng những video giải trí độc quyền qua sự kết hợp giữa E2E cùng những tập đoàn truyền thông, giải trí trong và ngoài nước. Ngay hôm sự kiện ra mắt E2E tối 18/11, khách hàng mua sắm trực tiếp tại Hùng Vương Plaza và thông qua livestream cũng đã được thưởng thức buổi trình diễn của nhiều ca sĩ trẻ “hot” hiện nay.
Kido kỳ vọng việc đầu tư vào kênh E2E trên TikTok sẽ mang đến một kênh tiếp thị không chỉ dành cho nhãn hàng đang thuê mặt bằng tại Vạn Hạnh Mall, Hùng Vương Plaza của Kido mà còn cho tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tiếp cận lượng lớn khách hàng.
Theo ông Trần Lệ Nguyên, E2E mang đến nhiều cơ hội kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động marketing, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cũng như vòng xoáy đa khủng hoảng đang diễn ra hiện nay, đồng thời tận dụng nền tảng logistics hiện hữu của E2E, mở ra cơ hội kinh doanh trực tiếp với khách hàng.
Với chỉ số đo lường từ TikTok, doanh nghiệp có thể nắm bắt được hành vi mua sắm của khách hàng tại từng khu vực. Mặt khác, người tiêu dùng được thỏa sức sáng tạo, chia sẻ nội dung mình yêu thích, có những trải nghiệm mua sắm mới mẻ, mọi lúc mọi nơi, tiếp cận các nhãn hàng uy tín, chính hãng với những ưu đãi hấp dẫn, tiết kiệm chi phí…
Kido đặt mục tiêu E2E trở thành kênh mua sắm, xúc tiến thương mại kết hợp giải trí đầu tiên trên nền tảng social, giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với lượng lớn khách hàng, giúp người dùng có trải nghiệm tốt về mặt cảm xúc và dịch vụ sản phẩm.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.