Tòa nhà Parkson Hùng Vương thuộc sở hữu của Công ty CP Hùng Vương. Ông Trần Lệ Nguyên và Tập đoàn Kido đã nâng tỷ lệ sở hữu từ 44% lên 76% cổ phần, để tiếp quản trung tâm thương mại này sau khi Parkson tuyên bố phá sản, rời đi.
Ông Trần Lệ Nguyên tiết lộ Parkson Vietnam đã nợ tiền thuê mặt bằng một năm. Khi thấy doanh nghiệp khó có khả năng trả nợ, công ty quyết định thu hồi mặt bằng và cho giãn nợ. Tiếp quản Parkson Hùng Vương, Kido đang cải tạo, cho biết sẽ đổi tên thành Hùng Vương Plaza và dự kiến sẽ khai trương vào tháng 8 năm nay.
CEO Kido kỳ vọng sẽ đưa Hùng Vương Plaza trở thành Vạn Hạnh Mall thứ hai sau.
Điều này hoàn toàn đúng với phối cảnh của Hùng Vương Plaza hiện nay, khi mặt tiền nằm trên đường Hồng Bàng gần như “sao y bản chính” của Vạn Hạnh Mall, từ kiến trúc đến thiết kế, màu sắc logo, thương hiệu.
Hùng Vương Plaza khi đi vào hoạt động sẽ có 7 tầng, diện tích sàn thương mại 30.000m2, diện tích cho thuê 25.000m2. Cơ cấu của trung tâm này sẽ được chia theo tỷ lệ mặt bằng, gồm giải trí chiếm 16% diện tích, tiếp đến là ẩm thực 31%, bán lẻ và dịch vụ 53%.
Bên trong, các thương hiệu, nhãn hàng khá đa dạng, không khác các trung tâm thương mại Vincom, Aeon, và dĩ nhiên còn cộng hưởng với “người anh em sinh đôi” Vạn Hạnh Mall.
Đại diện Kido cho biết những thương hiệu vô cùng quen thuộc từ ẩm thực đến thời trang, vui chơi, giải trí ở Vạn Hạnh Mall thì đều có thể tìm thấy ở Hùng Vương Plaza, như Starbucks Coffee, Chuk Tea & Coffee, Haidilao, Hokkaido Sushi, Nike, Adidas, Sketchers, Levis, rạp chiếu phim CGV…
Hùng Vương plaza sẽ hội tụ thêm những tên tuổi rất lớn khác, như Mango, H&M, Shiseido, Ckjeans. Tommy, Lush… hay Chilli Thai, Boat Noodles, Siam Sugar, Guy Shige, Som Tum Thai, Wayne's Coffee.
Đáng chú ý, Kido cũng sẽ đầu tư lớn cho Hùng Vương Plaza một khu vui chơi giải trí Làng Xì Trum, mô hình lần đầu tiên có mặt trên cả nước.
Hùng Vương Plaza trên danh nghĩa là một trung tâm thương mại mới, nhưng phong cách khá giống với Vạn Hạnh Mall. Nhiều ý kiến cho rằng liệu nó có hút khách được như Vạn Hạnh Mall, vốn rất hút giới trẻ Sài Gòn.
Tuy nhiên, ông Trần Lệ Nguyên tự tin sẽ thành công với trung tâm thương mại này. Thậm chí ông thẳng thắn “không sợ thất bại” với Hùng Vương Plaza, bởi Vạn Hạnh Mall bắt đầu kinh doanh từ 2018, trải qua 3 năm dịch bệnh nhưng vận hành tốt, doanh thu cao và tỷ lệ lấp đầy 100%.
“Chúng tôi tự tin thổi làn gió mới vào mô hình kinh doanh trung tâm thương mại mới, bất chấp bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn”, ông Nguyên nói.
Theo ông Nguyên, thị hiếu của khách hàng hiện nay đã khác, các trung tâm thương mại cũ đã không còn phù hợp. Thay vào đó, một trung tâm thương mại đáp ứng nhiều tiện ích đang là xu hướng, và điều đó đang đúng với Vạn Hạnh Mall.
Vạn Hạnh Mall hoạt động từ năm 2018 tại TP.HCM. Từ sau dịch Covid-19 được kiểm soát, TP.HCM mở cửa phục hồi kinh tế, Vạn Hạnh Mall nổi lên như một ngôi sao mới trong phân khúc trung tâm thương mại, bởi khách luôn tấp nập, nhất là từ chiều tối tất cả các ngày trong tuần.
Theo tiết lộ của Kido, 4 tháng đầu năm 2023, mỗi tháng Vạn Hạnh Mall đón gần 1 triệu lượt khách đến vui chơi, mua sắm, con số này tăng gấp đôi so với năm 2019, là thời điểm trước dịch. Kido dự kiến doanh thu Vạn Hạnh Mall năm 2023 đạt trên 400 tỷ đồng.
Với lợi thế đang vận hành một trung tâm thương mại rất hiệu quả, các thương hiệu được cho là cũng tìm đến Hùng Vương Plaza thông qua Kido.
Theo ông Trần Lệ Nguyên, hiện tỷ lệ cho thuê đã ký với Hùng Vương Plaza đạt trên 80%, và dự kiến đến ngày khai trương sẽ đạt tối thiểu 90%, với trên 100 thương hiệu nổi tiếng quốc tế và trong nước.
CEO Kido Trần Lệ Nguyên khẳng định: Nếu nói Vạn Hạnh Mall là nơi niềm vui bắt đầu, thì Hùng Vương Plaza sẽ là nơi niềm vui lan tỏa.
Ông cũng dự kiến Hùng Vương Plaza sẽ doanh thu gần 250 tỷ mỗi năm.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.