Đây là thông tin được các diễn giả chia sẻ tại hội thảo "Hiện thực hóa nhà ở xã hội xanh" do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức hôm nay 22/8 ở TP.HCM.
Bộ Xây dựng đang đề xuất giảm lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội còn 3-5%/năm, theo ông Hà Quang Hưng, Phó Cục Trưởng, Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng).
Trong gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho chương trình NOXH từ 4 ngân hàng thương mại nhà nước (nhóm Big 4: Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank), lãi suất cho vay hiện nay áp dụng đối với người mua nhà là 6,5%/năm, chủ đầu tư là 7%/năm. Mức lãi suất này đã được NHNN điều chỉnh giảm mạnh so với thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện chương trình, giảm 1,7%/năm (lãi suất ban đầu đối với người mua nhà là 8,2%/năm; chủ đầu tư là 8,7%/năm).
Tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM, cho biết NHNN Chi nhánh TP.HCM đã, đang và tiếp tục thực hiện 3 chính sách này để đáp ứng vốn cho chương trình nhà ở xã hội của Chính phủ.
Ông cho biết các chính sách nói trên đã góp phần hỗ trợ vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi cho đối tượng là người thu nhập thấp, đối tượng chính sách theo các quy định của Chính phủ.
Ông Lệnh nhấn mạnh: "NHNN Chi nhánh TP.HCM đang tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn hỗ trợ những công tác liên quan đến thủ tục để người có thu nhập thấp được tham gia chương trình của cả nước. Chương trình phải bảo đảm đúng đối tượng được mua và quá trình thực hiện phải thuận tiện cho người thu nhập thấp".
Trong 3 giải pháp được ông Lệnh nêu ra, đầu tiên là chính sách cho vay ưu đãi nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh TP.HCM.
Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh TP.HCM thực hiện cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo các quy định hiện hành. Lãi suất áp dụng được Thủ tướng Chính phủ quy định và ban hành theo từng thời kỳ.
Đại diện NHNN Chi nhánh TP.HCM nhấn mạnh đây là một trong những chính sách quan trọng.
Giải pháp thứ 2 là cho vay ưu đãi nhà ở xã hội thông qua các Ngân hàng thương mại. Chính phủ và NHNN đã ban hành nhiều chính sách về cho vay ưu đãi đối với nhà ở xã hội và chỉ đạo các ngân hàng thương mại tích cực tổ chức thực hiện.
Trong đó cho vay ưu đãi nhà ở xã hội theo Nghị định 100 và Nghị định 49: NHNN đã chỉ định 4 ngân hàng thương mại nhà nước (nhóm Big 4: Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank) cho vay. Việc cho vay từ Big 4 được thực hiện theo nguồn vốn tái cấp vốn và lãi suất quy định.
Giải pháp thứ 3 là chính sách cho vay thông qua triển khai thực hiện gói tín dụng ưu đãi theo định hướng và giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Nhóm Big 4 đã đăng ký và đưa ra gói tín dụng cho vay nhà ở xã hội với quy mô ban đầu là 120.000 tỷ đồng.
Điểm qua một số kết quả thực hiện, ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết đến nay tại TP.HCM, tổng dư nợ cho vay đạt 108,8 tỷ đồng cho 290 khách hàng.
"Kết quả này thể hiện ý nghĩa nhân văn rất lớn khi các đối tượng vay mua nhà ở xã hội đều là đối tượng nghèo, thu nhập thấp thuộc đối tượng chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi, khả năng trả nợ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và thu nhập của người dân", ông Lệnh cho biết.
Và cũng đến nay, trên cơ sở danh sách dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện tham gia gói tín dụng 120.000 tỷ đồng do UBND TP.HCM công bố (gồm 6 dự án nhà ở xã hội), có 3 dự án đã và đang vay vốn tín dụng ngân hàng.
Riêng dự án nhà ở cho công nhân thuê trên địa bàn TP.Thủ Đức do Công ty CP Thủ Thiêm Group thực hiện, dự án đang được vay từ gói này, và đã giải ngân 170 tỷ đồng, ông Lệnh cho biết.
Ông cũng đề cập đến các giải pháp tăng cường tín dụng cho vay nhà ở xã hội thời gian tới, bao gồm: Tiếp tục các chính sách tín dụng ưu đãi; tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc về mặt pháp lý của dự án; tổ chức triển khai thực hiện những điểm mới từ Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và những điểm mới từ Luật các tổ chức tín dụng…
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.