Thứ sáu, 18/10/2024

Sau 5 năm, lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội sẽ không bị thả nổi

24/07/2024 8:53 AM (GMT+7)

Để hỗ trợ người vay mua nhà ở xã hội, Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết sửa đổi gói 120.000 tỷ đồng với nhiều ưu đãi hơn.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đề xuất Chính phủ giảm lãi suất cho vay mua nhà mức 3% so với lãi suất bình quân của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (hiện chỉ được thấp hơn từ 1,5 - 2%).

Gói tín dụng được nâng lên 140.000 tỷ đồng

Chia sẻ về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Mức ưu đãi được đề xuất sẽ tăng thêm 1% so với mức áp dụng hiện là 2%. Thời gian xác định lãi suất cho vay 3 tháng/lần, được rút ngắn một nửa so với hiện nay (hiện là 6 tháng một lần).

Sau 5 năm, lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội sẽ không bị thả nổi- Ảnh 1.

Nhà ở xã hội Khu Đô thị mới Thanh Lâm – Đại Thịnh 2 của Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD).

"Ngoài ra, thời gian vay ưu đãi chương trình cũng được đề xuất 5 năm, thay vì 3 năm. Sau 5 năm, lãi suất cho vay tiếp tục được giảm, tùy theo điều kiện kinh tế lúc đó, nhưng tối thiểu mức giảm 1 - 2%/năm; chứ không phải sau 5 năm, lãi suất cho vay sẽ bị thả nổi, khiến người vay mua nhà ở xã hội lo lắng", ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Tuy nhiên, với chủ đầu tư, chính sách cho vay được giữ nguyên như hiện tại.

Với gói 120.000 tỷ đồng, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, hiện có 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước tham gia cho vay. Đến nay, có thêm 4 ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng đăng ký tham gia, với 5.000 tỷ đồng/ngân hàng. Như vậy, tổng số vốn của chương trình đạt 140.000 tỷ đồng, tăng 20.000 tỷ đồng so với quy mô của gói ban đầu.

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA), gói tín dụng 120.000 tỷ đồng chỉ áp dụng lãi suất vay ưu đãi trong 5 năm. Sau 5 năm, ngân hàng thương mại và người mua, thuê mua nhà ở xã hội thỏa thuận lãi suất vay, hầu như có thể nhận định là lãi suất mới sẽ cao hơn, nên người mua nhà thường "sợ", không dám vay; đồng thời, Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất vay trong thời gian ưu đãi được công bố định kỳ mỗi sau 6 tháng, cách tính lãi suất này càng làm cho người mua nhà thêm bất an khi thả nổi lãi suất.

Bên cạnh đó, đại diện HoREA cho biết: Quy định người vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được vay ưu đãi 1 lần để mua 1 căn nhà. Nếu đã vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất khoảng 7,5%/năm, người dân sẽ mất cơ hội vay tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội theo quy định với lãi suất 4,8 - 5%/năm trong thời hạn tối đa 25 năm. “Chúng tôi kiến nghị cần khôi phục lại đề xuất ‘Gói tín dụng 110.000 tỉ đồng’ cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội với lãi suất cho vay ưu đãi 4,8 - 5%/năm trong thời hạn tối đa 25 năm”, ông Lê Hoàng Châu chia sẻ.

Gói ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội đang có lãi vay với người mua nhà là 7,5%/năm, lãi vay với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội là 8%/năm, thời gian áp dụng lãi vay ưu đãi là 5 năm, định kỳ 6 tháng Ngân hàng Nhà nước sẽ điều chỉnh lãi vay một lần dựa trên lãi vay bình quân của 4 ngân hàng thương mại.

Giải ngân gói tín dụng mới đạt 1.344 tỷ đồng

Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), tính đến nay, gói tín dụng này mới giải ngân được 1.344 tỷ đồng, trong đó cho chủ đầu tư 1.295 tỷ đồng và người vay mua nhà 49 tỷ đồng. Trong đó, Agribank là ngân hàng giải ngân nhiều nhất.

“Ngân hàng rất muốn giải ngân nhanh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, tuy nhiên, muốn giải ngân cần có dự án, dự án xây dựng nhà phải theo tiến độ công trình. Tiến độ giải ngân còn phụ thuộc và phải chờ nhiều địa phương công bố danh mục nhà ở xã hội. Hiện mới có 34/63 địa phương công bố”, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết.

Theo bà Hà Thu Giang, trong số 78 dự án nhà ở xã hội đã được các địa phương công bố, nhiều dự án chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn. Một số dự án khi được ngân hàng tiếp cận lại gặp vướng mắc về thủ tục pháp lý (vướng mắc về thủ tục giải phóng mặt bằng, chưa khởi công…) nên chưa đủ điều kiện để ngân hàng cho vay.

Là đơn vị trực tiếp triển khai, đại diện BIDV từng chia sẻ: Thực tế, điều kiện để có thể mua nhà ở xã hội khá khắt khe, nên đối tượng đáp ứng được hạn chế. Chính vì vậy, chủ đầu tư chưa mặn mà triển khai vì thiếu đầu ra. Cũng có những ngân hàng quan ngại: Liệu có cho vay đúng đối tượng không? Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần cân nhắc mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội để có thể tạo động lực cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.

“Phía Ngân hàng Nhà nước rất khuyến khích các ngân hàng cũng như các tập đoàn kinh tế lớn thúc đẩy cho phát triển nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp vay mua nhà ở xã hội, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030", Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.

Mới đây, Vingroup và Techcombank đồng kiến nghị thí điểm gói vay mua nhà ở xã hội với những ưu đãi ‘kịch khung’ như: Lãi suất 4,8%/năm, thời hạn cho vay 30 năm, đặc biệt mức vay lên đến 100% giá trị nhà.

Điểm đáng chú ý là hai "ông lớn" trong ngành tài chính và địa ốc kiến nghị về mong muốn đưa ra mức lãi vay cho người mua nhà ở xã hội ngang bằng với mức lãi được Ngân hàng Chính sách Xã hội áp dụng theo từng thời kỳ (hiện mức lãi suất khoảng 4,8%/năm và cố định trong 5 năm đầu tiên). Thời hạn vay cũng áp dụng lên đến 30 năm với tài sản đảm bảo là chính căn nhà đó. Hai doanh nghiệp này đề xuất đối tượng vay là những cá nhân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội theo danh sách do chủ đầu tư dự án xác minh và cung cấp. Đặc biệt, mức cho vay mua nhà tối đa đến 100% giá trị hợp đồng mua bán nhà ở xã hội.

Tuy nhiên đi kèm với đề xuất, Techcombank kiến nghị: Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng so với tăng trưởng tín dụng thông thường để các ngân hàng chủ động mở rộng kinh doanh, tạo ra thu nhập bù đắp phần chênh lệch lãi suất đã bỏ ra để hỗ trợ người dân mua nhà ở xã hội.

Theo TTXVN

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp nhỏ cần nguồn tín dụng để chuyển đổi xanh, hướng tới kinh tế xanh

Doanh nghiệp nhỏ cần nguồn tín dụng để chuyển đổi xanh, hướng tới kinh tế xanh

Các tổ chức tín dụng quốc tế hiện nay thường từ chối cấp vốn cho những dự án phát thải nhiều carbon vì thế giới đang chạy đua để thực hiện Net Zero; nhưng tín dụng xanh đừng quên doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Top 10 thương hiệu mạnh, tăng trưởng xanh 2024 gọi tên Phân Bón Cà Mau

Top 10 thương hiệu mạnh, tăng trưởng xanh 2024 gọi tên Phân Bón Cà Mau

Tại Lễ Công bố và Vinh danh Thương hiệu mạnh Việt Nam lần thứ 21 ngày 16/10, Công ty Cổ phần Phân Bón Dầu Khí Cà Mau (Phân Bón Cà Mau) đã vinh dự nhận danh hiệu Top 10 Thương Hiệu Mạnh - Tăng Trưởng Xanh 2024.

Phí vỉa hè TP.HCM đóng góp gần 5 tỷ đồng

Phí vỉa hè TP.HCM đóng góp gần 5 tỷ đồng

Tổng số phí vỉa hè thu được ở TP.HCM đến nay khoảng 4,799 tỷ đồng. Sở Giao thông Vận tải thành phố đã thu phí đối với các hoạt động văn hóa, bố trí công trình tiện ích phục vụ giao thông công cộng.

Người sở hữu vườn cây dược liệu quý, giá tỷ đồng nhưng không bán

Người sở hữu vườn cây dược liệu quý, giá tỷ đồng nhưng không bán

Anh Nguyễn Văn Khôn ở xã Hưng Thịnh (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đang sở hữu những cây xáo tam phân đầu dòng hơn 10 năm tuổi có giá hơn 1 tỷ đồng nhưng không bán. Anh nhân giống, mở rộng vùng nguyên liệu, phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe và nâng cao thu nhập.

Những xe được miễn thu phí sử dụng cao tốc

Những xe được miễn thu phí sử dụng cao tốc

Có 5 nhóm phương tiện phải chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác. Ngoài ra, 10 nhóm được miễn thu phí.

VnDirect phân tích mục tiêu lợi nhuận tại nhiều dự án của Đèo Cả HHV

VnDirect phân tích mục tiêu lợi nhuận tại nhiều dự án của Đèo Cả HHV

Các vấn đề về dòng tiền mảng thu phí BOT đang được Tập đoàn Đèo Cả tìm cách giải quyết đối với các dự án do HHV quản lý, vận hành tại 15 trạm thuộc 4 dự án BOT.