“Bác sĩ đã ra toa, quan trọng là người bệnh có uống đúng thuốc hay không, có thật sự muốn uống thuốc hay không", ông Nguyễn Văn Nên ví von.
Sáng 4/4, Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 20 với sự tham dự của 57/59 Thành ủy viên. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhắc lại Hội nghị lần thứ 19 (diễn ra tháng 11/2022 – PV) đã dự báo tình hình năm 2023 sẽ tồn tại rất nhiều khó khăn hơn so với năm 2022. Và thực tế đã diễn ra như dự báo. Bối cảnh đó đã tác động trực tiếp sâu sắc nhiều mặt và ảnh hưởng đến kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) thành phố.
Theo ông Nên, các chỉ số về KT-XH quý I/2023 cho thấy khá rõ những nỗ lực, quyết tâm của các sở, ban ngành thành phố, tuy nhiên vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn, đặc biệt chưa thể kiềm chế, ngăn chặn đà giảm sút và chấp nhận mức tăng trưởng 0,7%.
Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết tại hội nghị sơ kết KT-XH quý I/2023 ngày 1/4 vừa qua, các chuyên gia, hiệp hội… đã đánh giá tình hình, tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp.
“Với tinh thần nghiêm túc, cầu thị, chúng ta cần đánh giá đúng mức những mặt khó khăn, hạn chế, yếu kém vì sao chưa làm được một số nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra như đầu tư công còn thấp hay vướng mắc trong tháo gỡ những vụ việc liên quan đến doanh nghiệp”. Ông Nguyễn Văn Nên bày tỏ, và đề nghị làm rõ những nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, nguyên nhân trực tiếp và sâu xa để đúc rút kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp khả thi và hiệu quả để thực hiện thời gian tới.
Cũng theo Bí thư Thành ủy TP.HCM, đến giờ này, sau khi công bố những chỉ số thực hiện quý I/2023, thành phố đã đón nhận nhiều đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước với việc đề xuất những “toa thuốc” để khắc phục và vượt qua.
Ông Nên cho rằng sự quan tâm đó của các chuyên gia, cộng đồng xã hội trước tình hình mức tăng trưởng thấp như thế là điều đó là để thành phố tự xem lại mình.
“Vấn đề quan trọng là chúng ta phải nhìn nhận đúng, chọn lựa và sử dụng nó như thế nào. Bác sĩ đã ra toa, quan trọng là người bệnh có uống đúng thuốc hay không, có thật sự muốn uống thuốc hay không. Hội nghị bàn sâu những điều đó để vượt qua”, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.
Trên tinh thần đó, ông Nên cho biết hội nghị diễn ra nhiều vấn đề lớn không chỉ về kinh tế mà còn quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Ông đề nghị hội nghị phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung dân chủ, bám sát tình hình thực tế, đề xuất những giải pháp sâu sắc, khả thi trong thời gian tới giúp cho sự lãnh đạo, điều hành hiệu quả hơn ngay trong quý II.
Báo cáo kế hoạch và kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH quý I vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói mức tăng trưởng quý I đạt thấp chỉ 0,7% đã phản ánh kết quả không như mong muốn dù đã nỗ lực nhiều.
Đánh giá tình hình dựa trên những cập nhật từ hội nghị thường niên của Chính phủ với địa phương ngày 3/4, ông Mãi nhìn nhận TP.HCM có độ mở rất cao, độ nhạy cảm gần như đồng thời với thế giới, do đó thành phố chịu ảnh hưởng, tác động ngay các yếu tố tích cực lẫn tiêu cực.
Từ những tồn tại, hạn chế đã được làm rõ, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng cần đặc biệt khắc phục nguyên nhân chủ quan. Về nguyên nhân, ông Mãi nêu rõ TPHCM là trung tâm kinh tế, dịch vụ và những lĩnh vực liên quan đều bị ảnh hưởng rất lớn. Ngành bất động sản đóng băng, tăng trưởng của ngành ngân hàng cũng chật vật.
Trong khi đó, ngành du lịch chưa thể phục hồi được quy mô như trước dịch; sản xuất công nghiệp trên cả nước đều bị ảnh hưởng và TP.HCM cũng không ngoại lệ.
Nhìn nhận rõ những nguyên nhân trên, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng thành phố phải quay lại những trụ cột tăng trưởng là đầu tư (đầu tư công và đầu tư xã hội); đồng thời khai thác nhiều hơn nguồn lực thị trường hơn 10 triệu dân của thành phố; tập trung một số thị trường xuất khẩu trọng tâm; đẩy mạnh giải quyết khó khăn của người dân và doanh nghiệp để kích đầu tư nội địa và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dự báo tình hình quý II vẫn còn tiếp tục khó khăn, phức tạp, ông Mãi đánh giá lượng người mất việc, giảm việc sẽ nhiều hơn, những tác động phức tạp cũng nhiều hơn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự. “Do đó chúng ta sẽ phải tập trung những điều mình “có trong tay”, phải đi đầu trong đầu tư công, đẩy mạnh xuất khẩu, xúc tiến thương mại. Xác định những động lực tăng trưởng và thúc đẩy trong thời gian tới”, ông Mãi nêu rõ.
Theo Tiền phong
Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.
Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, nâng cấp nền kinh tế số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu…
Tạp chí Fortune (Mỹ) vừa công bố danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, qua đó vinh danh 100 nữ doanh nhân hàng đầu các lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam có ba đại diện góp mặt trong danh sách này.
93 doanh nghiệp và 84 doanh nhân được UBND TP.HCM công nhận là những doanh nghiệp, doanh nhân TP.HCM tiêu biểu. Họ đóng góp ngân sách tổng cộng 16.429 tỉ đồng, tạo việc làm ổn định cho 58.257 lao động.
UBND TP.HCM vừa quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc ở thành phố.