Thứ hai, 02/12/2024

Cận cảnh nhà tạm bợ chậm di dời ven kênh rạch ở TP.HCM

25/11/2023 3:03 PM (GMT+7)

Dù TP Hồ Chí Minh xác định việc di dời nhà ven và trên kênh rạch là một trong những chương trình hành động và nhiệm vụ trọng tâm nhưng đến nay, tiến độ di dời diễn ra rất chậm do thiếu vốn và cơ chế chính sách còn bất cập.

Cận cảnh nhà tạm bợ chậm di dời ven kênh rạch ở TP.HCM  - Ảnh 1.

Nhà dân sinh sống trên kênh rạch tại Quận 8 còn khá nhiều.

Ngày 25/11, ghi nhận của phóng viên cho thấy tình trạng nhà dân tồn tại ven và trên kênh rạch TP Hồ Chí Minh còn khá nhiều, tập trung chủ yếu tại các quận 8, quận 6, quận Bình Thạnh... Riêng tại quận 8, số hộ dân sống ven kênh rạch chiếm tới 30% tổng số dân phải di dời khỏi kênh rạch của TP Hồ Chí Minh, đa số tập trung ở 2 bờ Nam - Bắc của kênh Đôi.

Xin gửi đến độc giả một số hình ảnh nhà dân tồn tại lâu đời ven, trên kênh rạch tại TP Hồ Chí Minh:

Cận cảnh nhà tạm bợ chậm di dời ven kênh rạch ở TP.HCM  - Ảnh 2.

Theo khảo sát của UBND Quận 8, quận có 16 phường có 12.389 căn nhà lụp xụp, với 52.503 nhân khẩu đang sinh sống. Trong đó, riêng kênh Đôi tại bờ Nam dài khoảng 9,7 km có hơn 5.000 căn nhà và bờ Bắc có hơn 1.000 căn. Những căn nhà này diện tích nhỏ, không có pháp lý đầy đủ và không có các tiện nghi căn bản như điện, nước. Đáng lo ngại, người dân ở đây xả chất thải trực tiếp xuống kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Cận cảnh nhà tạm bợ chậm di dời ven kênh rạch ở TP.HCM  - Ảnh 3.

Những ngôi nhà trên kênh Đôi được cơi nới khá tạm bợ và có nguy cơ sạt lở mỗi khi triều cường và mùa mưa tới. Anh Hồ Đình Phúc, ngụ ở đường Phạm Thế Hiển, Quận 8 cho biết, mặc dù biết việc sống trên kênh rạch không an toàn nhưng do các chính sách đền bù và giải tỏa cho người dân chưa rõ ràng, vì thế người dân ở đây vẫn chưa thể di dời.

Cận cảnh nhà tạm bợ chậm di dời ven kênh rạch ở TP.HCM  - Ảnh 4.

Hiện nay, hệ thống kênh rạch trong nội thành TP Hồ Chí Minh có 5 tuyến chính với tổng chiều dài hơn 105 km. Tuy nhiên, hệ thống này ngày càng bị thu hẹp và ô nhiễm. Vì vậy, để cải thiện môi trường đô thị, từ năm 1993, TP Hồ Chí Minh thực hiện việc di dời nhà ven và trên kênh rạch nhưng tiến trình di dời vẫn diễn ra rất chậm.

Cận cảnh nhà tạm bợ chậm di dời ven kênh rạch ở TP.HCM  - Ảnh 5.

Trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hoàn thành việc di dời 6.500 căn nhà trên, ven kênh rạch với nhu cầu vốn dự kiến 18.073 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay Thành phố mới di dời được khoảng 2.867 căn. Còn trong giai đoạn 1993 - 2020, Thành phố mới di dời được 38.185 trên tổng số hơn 65.000 nhà cần di dời.

Cận cảnh nhà tạm bợ chậm di dời ven kênh rạch ở TP.HCM  - Ảnh 6.

Nhà người dân sống ven Kênh Tẻ, Quận 4 xuống cấp, tạm bợ với những tấm tôn đã cũ, gây mất mỹ quan đô thị.

Cận cảnh nhà tạm bợ chậm di dời ven kênh rạch ở TP.HCM  - Ảnh 7.

Người dân sống ven Kênh Tẻ, Quận 4 còn phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều rác thải trên dòng kênh này.

Cận cảnh nhà tạm bợ chậm di dời ven kênh rạch ở TP.HCM  - Ảnh 8.

Khu vực nhà dân trên rạch Cầu Bông, quận Bình Thạnh cũng đối mặt với tình trạng mất an toàn và ô nhiễm môi trường...

Cận cảnh nhà tạm bợ chậm di dời ven kênh rạch ở TP.HCM  - Ảnh 9.

Rác thải tràn gập dưới lòng sông và gần nhà dân trên rạch Cầu Bông, quận Bình Thạnh.

Cận cảnh nhà tạm bợ chậm di dời ven kênh rạch ở TP.HCM  - Ảnh 10.

Những ngôi nhà trên Rạch cầu Bông, Kênh Tẻ, Kênh Đôi... chủ yếu là tự phát, không có giấy tờ sử dụng đất đai. Trong thời gian sinh sống, một số hộ đã lợi dụng lấn chiếm, xây dựng nhà ở ngay trên rạch, từ đó xả thải trực tiếp xuống đây gây nên tình trạng ô nhiễm hiện nay.

Cận cảnh nhà tạm bợ chậm di dời ven kênh rạch ở TP.HCM  - Ảnh 11.

Do nước thải từ các nhà dân đang xả trực tiếp xuống lòng rạch cầu Bông nên nước sông ở khu vực này lúc nào cũng có màu đen.

Cận cảnh nhà tạm bợ chậm di dời ven kênh rạch ở TP.HCM  - Ảnh 12.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, Hội quy hoạch kiến trúc TP Hồ Chí Minh cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng di dời nhà ven và trên kênh rạch diễn ra chậm chủ yếu là do khó khăn về nguồn vốn đầu tư và thiếu cơ chế chính sách. Cụ thể về vốn, tính đến nay, mới có 5/14 dự án được tiếp tục bố trí vốn để bồi thường, tái định cư. Trong khi đó, các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch được đề xuất thuộc danh mục các dự án trọng điểm, cấp thiết phải đầu tư nhưng so với các dự án hạ tầng khác lại không được chọn là cấp bách, ưu tiên hàng đầu.

Theo báo Tin tức

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Dùng loại phân bón này, nông dân Tây Nguyên trồng lúa đạt hiệu quả cao

Dùng loại phân bón này, nông dân Tây Nguyên trồng lúa đạt hiệu quả cao

Phân bón công nghệ Eco-Nanomix giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, rễ nhiều, dài và ăn sâu nên tăng khả năng hút nước, dinh dưỡng; tăng khả năng chống chịu trong điều kiện thời bất lợi.

Hấp dẫn chợ hoa xuân Bến Bình Đông Tết Ất Tỵ 2025

Hấp dẫn chợ hoa xuân Bến Bình Đông Tết Ất Tỵ 2025

Chợ hoa xuân Bến Bình Đông Tết Ất Tỵ 2025 sẽ rực rỡ hơn bao giờ hết nhờ những tiểu cảnh được thiết kế độc đáo, mang đậm sắc xuân và nét đẹp văn hóa.

Lo “sốt vó” với thị trường Tết

Lo “sốt vó” với thị trường Tết

Chợ ế ẩm, siêu thị đìu hiu, trong khi chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Các nhà sản xuất lẫn hệ thống phân phối, bán lẻ đều lo lắng cho mùa Tết năm nay.

Tuần lễ Du lịch TP.HCM lần 4: Nhiều hoạt động đặc sắc

Tuần lễ Du lịch TP.HCM lần 4: Nhiều hoạt động đặc sắc

Tuần lễ Du lịch TP.HCM năm 2024 (diễn ra từ ngày 5 - 12/12) nhằm lan tỏa tinh thần gắn kết cộng đồng với 6 hoạt động đặc sắc và đa dạng.

Xe điện Trung Quốc "ồ ạt" đổ bộ thị trường Việt Nam

Xe điện Trung Quốc "ồ ạt" đổ bộ thị trường Việt Nam

Các thương hiệu xe ô tô Trung Quốc như TMT Motors, AION, BYD đều "ồ ạt" đưa nhiều mẫu xe điện vào thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh dư địa chưa được khai phá.

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện thể chế ngành logistics

Thủ tướng chỉ đạo hoàn thiện thể chế ngành logistics

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam không thể phát triển tốt nếu không đẩy mạnh phát triển ngành logistics để cạnh tranh tốt hơn với quốc tế. Vì vậy, phải thực hiện hàng loạt giải pháp.