Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM giải trình rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho 183km đường sắt đô thị (metro) và đánh giá nợ công khi đầu tư các tuyến đường sắt này.
Theo Sở GTVT TP.HCM, để hoàn thành 183km đường sắt đô thị vào năm 2035, TP.HCM cần số vốn hơn 39 tỷ USD. Với số vốn rất lớn này, thành phố sẽ huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư theo kế hoạch đề ra.
Khi đầu tư, TP.HCM cần xác định cơ cấu nguồn vốn dựa trên nguyên tắc các tuyến đang triển khai đầu tư theo vốn vay ODA, thì các đoạn còn lại có thể xem xét, nghiên cứu tiếp tục đầu tư bằng vốn ODA hoặc bằng vốn ngân sách nhà nước.
Riêng các tuyến còn lại sẽ tập trung ưu tiên đầu tư bằng vốn nhà nước, đồng thời huy động thêm từ các nguồn vốn khác nhằm dần tiếp cận công nghệ, hướng tới nội địa hóa hệ thống đường sắt đô thị và chủ động hoàn toàn trong việc triển khai, đẩy nhanh tiến độ dự án.
Qua tính toán của các sở, ngành, nhu cầu vốn để đầu tư các tuyến metro thị tại TP.HCM giai đoạn 2026-2030 là 21,31 tỷ USD. Trong đó, nguồn ngân sách TP và thu từ đấu giá quỹ đất dọc các nhà ga (TOD) là 7,81 tỷ USD (chiếm 36,65%); phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức vay trong nước khác là 6,67 tỷ USD (chiếm 31,3%); trung ương hỗ trợ (dự kiến) 4,78 tỷ USD (chiếm 22,44%); nguồn vốn BT trả chậm 2,04 tỷ USD (chiếm 9,58%).
Đến giai đoạn 2031-2035, TP.HCM dự kiến cần 17,26 tỷ USD để đầu tư, trong đó, nguồn ngân sách Thành phố và thu từ TOD là 9,48 tỷ USD (chiếm 54,95%); trung ương hỗ trợ (dự kiến) 3,19 tỷ USD (chiếm 18,51%), nguồn vốn BT trả chậm 4,58 tỷ USD (chiếm 26,54%).
Để đảm bảo hoàn thành 183km đường sắt đô thị vào năm 2035, Sở GTVT đã xây dựng tiến độ chi tiết cho từng giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 2025-2027 phải hoàn thành công tác chuẩn bị dự án; năm 2027-2028 hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng để thi công; khởi công công trình từ năm 2027, chậm nhất năm 2028 và đến năm 2035 sẽ hoàn thành 183km.
Bên cạnh đó, để tăng tính khả thi khi huy động nguồn vốn trái phiếu trong nước, Sở GTVT đã có kiến nghị gửi UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành thực hiện khảo sát thị trường, nghiên cứu áp dụng mức lãi vay đủ hấp dẫn và đa dạng các hình thức phát hành trái phiếu.
Bitcoin vừa đã vượt mốc 100.000 USD. Không những vậy, loại tiền điện tử đình đám thế giới này còn cao hơn 103.000 USD trong hôm nay 5/12.
Các quyết định nhân sự liên quan đến kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump giúp giảm rủi ro đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, người được chọn làm Bộ trưởng Tài chính được coi là yếu tố tích cực cho Việt Nam, theo một nhà kinh tế người Mỹ nhiều kinh nghiệm.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, TP.HCM khẩn trương hoàn thành các thủ tục triển khai Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM trong tháng 12/2024, cơ bản hình thành Trung tâm trong quý I/2025.
Trong tháng 11, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM ghi nhận giảm điểm so với tháng trước đó, song nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin vẫn tăng và dự kiến tăng cả năm 2024.
Nhiều đơn hàng trên sàn thương mại điện tử Temu đình đám của Trung Quốc không được thông quan và giao dịch tại Việt Nam trong hôm nay. Nguyên nhân là Temu vừa tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Nghĩa vụ của Temu là phải chuyển trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 18 thuộc Cục QLTT TP.HCM liên tiếp phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc ở huyện Hóc Môn. Đặc biệt, đã chuyển 1 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu cho cảnh sát để điều tra.