Thứ năm, 21/11/2024

Chiết xuất tinh chất từ phế phụ phẩm để làm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng

18/03/2024 9:02 PM (GMT+7)

Catechin – một chất chống oxy hóa mạnh đang được một nhóm nghiên cứu tách chiết từ vỏ lụa hạt điều để ứng dụng vào làm kem bôi da, thực phẩm chức năng.

Đây là nghiên cứu mới, được kỳ vọng giúp doanh nghiệp và nông dân trồng điều thu được lợi nhuận lớn từ phụ phẩm hạt điều, thay vì bỏ đi, gây ô nhiễm môi trường.

Vỏ lụa hạt điều giàu chất chống oxy hóa

Giữa năm 2023, UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh về nghiên cứu tách chiết catechin từ vỏ lụa hạt điều tạo sản phẩm chức năng.

Đề tài được Sở Khoa học và Công nghệ Bình Phước phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM thực hiện, với tổng kinh phí gần 1,7 tỷ đồng. Thời gian thực hiện đề tài đến giữa năm 2025.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Dung - Phó trưởng Phòng Công nghệ Sinh học Thực phẩm, (Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM) cho biết, là thủ phủ của hạt điều, mỗi năm, Bình Phước thu hoạch khoảng 170.000 tấn hạt điều. Trong số này, lượng vỏ lụa hạt điều chiếm khoảng 1.000 tấn.

Chiết xuất tinh chất từ phế phụ phẩm để làm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng- Ảnh 1.

Chiết xuất tinh chất từ phế phụ phẩm để làm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng- Ảnh 2.

Các hợp chất có hoạt tính sinh học, đặc biệt là catechin từ vỏ lụa hạt điều chưa được khai thác nhiều. Ảnh: Trần Khánh

Lớp vỏ lụa hạt điều giúp hạt điều ngon hơn khi rang chiên, tránh ẩm mốc, sâu mọt… Tuy nhiên, sau khi chế biến điều nhân, vỏ lụa hạt điều trở thành phụ phẩm, hầu như chưa được sử dụng để mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

Cũng theo bà Dung, vỏ lụa hạt điều là nguồn nguyên liệu rất giàu các hợp chất có hoạt tính sinh học, đặc biệt là catechin.

Đây là một hoạt chất chống oxy hóa mạnh, có nhiều trong lá trà xanh non, thường được ứng dụng trong mỹ phẩm, làm đẹp, y tế… Thế nhưng, tới thời điểm hiện tại, rất ít nghiên cứu về việc thu nhận chiết xuất catechin từ vỏ lụa hạt điều.

Bà Dung – cũng là Chủ nhiệm đề tài chia, mục đích của đề tài là đánh giá được quy trình thu nhận cao chiết từ vỏ lụa hạt điều có tính sinh học cao; từ đó, ứng dụng vào thực tiễn. Đầu tiên là trong lĩnh vực mỹ phẩm.

Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là tạo ra được sản phẩm kem bôi da có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa cho da từ vỏ lụa hạt điều… "Việc này góp phần giải quyết bài toán tận dụng nguồn phụ phẩm của vỏ lụa hạt đều, nâng cao giá trị cây điều ở Bình Phước", bà Dung cho biết.

Chiết xuất tinh chất từ phế phụ phẩm để làm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng- Ảnh 4.

Chiết xuất tinh chất từ phế phụ phẩm để làm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng- Ảnh 5.

Các hợp chất có hoạt tính sinh học, đặc biệt là catechin từ vỏ lụa hạt điều chưa được khai thác nhiều. Ảnh: Trần Khánh

Thời gian tới, nhóm thực hiện đề tài tiến hành đánh giá hoạt tính kháng một số vi khuẩn và nấm gây bệnh viêm da, đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa, hoạt tính kháng viêm của cao. Sau đó, nhóm tiếp tục thử nghiệm tạo sản phẩm kem bôi da có tác dụng kháng viêm từ cao chiết vỏ lụa hạt điều, và đánh giá tính kích ứng của sản phẩm.

Kỳ vọng sớm có mỹ phẩm chất lượng, giá thành hợp lý từ vỏ lụa hạt điều

Ông Nguyễn Hoàng Đạt – Giám đốc Công ty TNHH Vinahe (Bình Phước) cho biết, đa số các doanh nghiệp hiện nay chế biến điều thô và điều thành phẩm đều không tận thu vỏ lụa hạt điều.

Thay vào đó, các doanh nghiệp, nhà máy sẽ bán phụ phẩm này cho đơn vị thứ 3 để làm các viên nén, chất đốt… Việc này chưa đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người làm hạt điều.

Do đó, các doanh nghiệp đều mong muốn sớm có đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để có thể tận dụng loại phụ phẩm này, ông Đạt nói.

Công ty TNHH Vinahe chế biến điều thành phẩm, chưa tận thu vỏ lụa hạt điều. Ảnh: Trần Khánh

Công ty TNHH Vinahe chế biến điều thành phẩm, chưa tận thu vỏ lụa hạt điều. Ảnh: Trần Khánh

Theo ông Nguyễn Hải An – Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM, việc tách chiết catechin từ vỏ lụa hạt điều giúp loại phụ phẩm nông nghiệp vốn rẻ tiền này tăng thêm giá trị.

Đến nay, kết quả tách chiết tách catechin từ vỏ lụa hạt điều trên nền các dung môi khác nhau đã cho kết quả về mặt định tính, định lượng khả quan. Việc này cũng tạo tiền đề cho những hợp tác tiếp theo trong việc nghiên cứu, tận dụng tối đa các phụ phẩm nông nghiệp, nâng cao lợi ích cho người nông dân.

"Đây cũng là tiềm năng đáng kể của hạt điều Bình Phước trong tương lai, phù hợp với nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh mà Việt Nam đang hướng tới" ông An cho biết.

PSG. TS Phan Phước Hiển – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Dược liệu Sài Gòn chia sẻ, lâu nay, vỏ lụa hạt điều ở Bình Phước chưa được tận dụng, hoặc nếu có thì giá trị mang về chưa đáng kể. Nếu đề tài thành công, sản phẩm được đưa ra thị trường thì lợi ích về kinh tế xã hội rất lớn.

"Việc tách chiết thành công catechin từ vỏ lụa hạt điều sẽ giúp gia tăng giá trị của loại phụ phẩm này lên rất nhiều lần, thậm chí có thể mang lại giá trị ngang bằng với sản phẩm chính là hạt điều", ông Hiển chia sẻ

Chiết xuất catechin được kỳ vọng giúp doanh nghiệp và nông dân trồng điều thu được lợi nhuận lớn từ phụ phẩm vỏ lụa hạt điều. Ảnh: Trần Khánh

Chiết xuất catechin được kỳ vọng giúp doanh nghiệp và nông dân trồng điều thu được lợi nhuận lớn từ phụ phẩm vỏ lụa hạt điều. Ảnh: T.L

Ngoài ra, lợi thế của đề tài là nguồn nguyên liệu sẵn có, giá thành rẻ. TS. Hiển đề nghị các sản phẩm từ vỏ lụa hạt điều cũng phải đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng cả về chất lượng lẫn giá thành.

Còn theo các nhà khoa học và thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước, tính khả thi của đề tài khi ứng dụng thực tế cao. Tuy nhiên, cần xây dựng quy trình tách chiết cụ thể. Đồng thời, nhóm nghiên cứu phải đưa ra thành phần công thức của sản phẩm khi hoàn thiện.

Theo các chuyên gia, catechin có hoạt tính của vitamin P, giúp phục hồi các chất chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do gây bệnh, kích hoạt các enzim, làm giảm quá trình hấp thu các chất béo và kích thích tạo nhiệt.

Nhờ đó, catechin có các tác dụng như ngăn ngừa nguy cơ béo phì, giảm nguy cơ ung thư và ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, giảm nồng độ cholesterol trong máu, làm đẹp da, giúp chống lại quá trình lão hóa của cơ thể…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.