Thứ ba, 08/10/2024

Chợ lá dong lớn nhất TP.HCM - mỗi năm chỉ bán 1 lần có gì đặc biệt?

04/02/2024 9:07 AM (GMT+7)

Cứ đến những ngày cận Tết, phiên chợ lá dong nằm ngay trước cổng trường THCS Tân Bình lại nhộn nhịp. Phiên chợ chỉ có 5-6 người bán, hầu hết chỉ phục vụ lá dong và các mặt hàng gói bánh.

Chợ lá dong trên đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn giao với đường Phạm Văn Hai, phường 7, quận Tân Bình, TP. HCM vốn được xem là nơi kinh doanh lá dong nổi tiếng của thành phố. Người dân TP.HCM khi gói bánh dịp Tết đều nghĩ ngay đến địa điểm này.

Chợ lá dong lớn nhất TP.HCM - mỗi năm chỉ bán 1 lần có gì đặc biệt?- Ảnh 1.

Chợ lá dong nằm trên đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn giao với đường Phạm Văn Hai, hay còn gọi là ngã ba Ông Tạ. Ảnh: Hoài Anh

Cũng không rõ chợ lá dong hình thành từ khi nào nhưng khi hỏi tiểu thương, họ đều đã buôn bán ở chợ này khoảng một thập kỷ.

Chị Hoàng Thị Thu (Đồng Nai) gắn bó với nghề bán lá dong được gần 10 năm. Chị Thu cho biết lá dong được nhập từ tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng hoặc Đắk Lắk. Mỗi lần vận chuyển, chị Thu nhập lên khoảng 500-600 bó.

Chợ lá dong lớn nhất TP.HCM - mỗi năm chỉ bán 1 lần có gì đặc biệt?- Ảnh 2.

Nhiều người vẫn thích dùng lá dong gói bánh chưng hơn lá chuối. Ảnh: Hoài Anh

Tại khu chợ này, hầu hết các gian hàng đều bán sỉ nhiều, ngoài ra còn bán cho một số khách lẻ. Có nhiều người đến mua lá để gói bánh cho các lò lớn.

Lá dong được bán theo bó, có giá dao động từ 20.000-120.000/bó, phụ thuộc vào kích thước. Cỡ nhỏ giá 20.000 đồng, cỡ trung 60.000 đồng và cỡ đại là 120.000 đồng.

Chợ lá dong lớn nhất TP.HCM - mỗi năm chỉ bán 1 lần có gì đặc biệt?- Ảnh 3.

Lá dong có nhiều kích cỡ khác nhau. Ảnh: Hoài Anh

Chị Thu cho rằng cho dù là thời đại nào, người ta cũng có cách gìn giữ văn hóa truyền thống theo cách của mình. Từ trước đến nay, lá dong vẫn được nhiều người Việt Nam ưa chuộng, dùng để gói bánh vào mỗi dịp Tết.

“Tôi thấy đa phần khách đến mua đều là khách quen mấy chục năm. Có người lớn còn dẫn con ra để chỉ cách lựa chọn lá dong để gói bánh chưng truyền thống, giống như truyền lại bí kíp làm bánh cho con cháu. Thỉnh thoảng có nhiều người trẻ đến mua để tập gói thử”, chị Thu nói.

Theo chị Thu, bánh chưng thì có thể gói bằng lá chuối nhưng nó không đẹp bằng lá dong. Khi gói bằng lá dong, các góc cạnh của bánh được làm rõ nét hơn. Không những vậy, lá dong còn có mùi thơm đặc trưng.

"Thực ra mà nói, buôn bán nghề này cũng không lời nhiều nhưng cũng không phải bán vì đam mê. Tôi thấy được giá trị của những lá dong còn có cả nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt ta”, chị Thu nói.

Chợ lá dong lớn nhất TP.HCM - mỗi năm chỉ bán 1 lần có gì đặc biệt?- Ảnh 5.

Lạt giang dùng để buộc bánh cũng là món đồ không thể thiếu khi gói bánh chưng. Ảnh: Hoài Anh

Ngoài lá dong, nhiều tiểu thương còn bán thêm lạt giang để buộc bánh với giá dao động từ 5.000 - 15.000 đồng/bó tùy loại và khuôn gói bánh có giá từ 15.000 đồng.

Bà Nguyễn Thị Điệp, chủ sạp bán lá dong khác cho biết lá dong vẫn được người dân TP.HCM ưa chuộng. Đặc biệt là những người gốc Bắc, sống tại TP.HCM.

Chợ lá dong lớn nhất TP.HCM - mỗi năm chỉ bán 1 lần có gì đặc biệt?- Ảnh 6.

Lá dong được gói cẩn thận trước khi vận chuyển về nhà. Ảnh: Hoài Anh

Các lò bánh lớn đều đến chợ để mua số lượng lớn lá dong với giá sỉ. “Dân gói bánh chuyên nghiệp thường gói 6 lá hoặc là 8 lá cho 1 bánh để bánh giữ được lâu, ép không bị xì”, bà Điệp nói.

Lá dong chỉ mọc ở những nơi ẩm ướt, những vùng trũng của ruộng. Vì vậy để thu hoạch được lá dong, người làm tốn rất nhiều thời gian và công sức. Sau khi thu hoạch, người làm còn phải cắt tỉa, gói chúng để tiện di chuyển lên TP.HCM.

Chợ lá dong lớn nhất TP.HCM - mỗi năm chỉ bán 1 lần có gì đặc biệt?- Ảnh 7.

Chợ lá dong đã quá quen thuộc với các nhà lò lớn và người có thói quen gói bánh chưng dịp Tết. Ảnh: Hoài Anh

Ông Vũ Hoài Minh (ngụ quận 7) là khách quen của chợ lá dong được 10 năm. Ông cho biết năm nay giá lá dong có phần giảm hơn năm ngoái. “Tôi thường mua số lượng lớn để gói bánh tặng bà con, bạn bè”, ông Minh nói.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tình hình xử lý hồ sơ thuế đất tại TP.HCM ra sao?

Tình hình xử lý hồ sơ thuế đất tại TP.HCM ra sao?

Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.

Bầu Thụy với tham vọng Barca Việt Nam

Bầu Thụy với tham vọng Barca Việt Nam

Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.

Công nghệ cao, phát triển xanh được giới đầu tư quốc tế chú trọng tại Việt Nam

Công nghệ cao, phát triển xanh được giới đầu tư quốc tế chú trọng tại Việt Nam

Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.

Trong 1 tháng có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể

Trong 1 tháng có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.

Không hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam, UOB lại nâng lên rõ rệt

Không hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam, UOB lại nâng lên rõ rệt

Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.

Bất động sản công nghiệp miền Nam sẽ tung 'nước rút' sau chạy đà?

Bất động sản công nghiệp miền Nam sẽ tung 'nước rút' sau chạy đà?

Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.