Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và các công ty đa quốc gia chọn Việt Nam làm một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nội dung được nhấn mạnh tại hội nghị kinh doanh quốc tế hôm nay 6/9 tại TP.HCM.
Hội nghị "ASEAN - Cửa ngõ hội nhập kinh tế thế giới" do ngân hàng UOB Singapore tổ chức tại TP.HCM quy tụ khoảng 600 khách mời là các chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp, đối tác thương mại từ các nước ASEAN, Trung Quốc đại lục, Hồng Kông (Trung Quốc) cùng đại diện các cơ quan ban ngành tại Việt Nam.
Các đại biểu cùng chia sẻ nhận định Việt Nam đã trở thành điểm đến ưa thích của các tập đoàn muốn đa dạng hóa hoạt động sản xuất trong bối cảnh bất ổn toàn cầu, tái cấu trúc chuỗi cung ứng và làn sóng "Trung Quốc+1".
Tại hội nghị, các chuyên gia cũng thảo luận về các lợi thế của Việt Nam trong ASEAN, khu vực kinh tế năng động của thế giới.
Ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB nhận định: Trong những năm tới, ASEAN tiếp tục là khối thương mại quan trọng trên thế giới. Số liệu mới nhất cho thấy sự dịch chuyển trong dòng chảy thương mại của Mỹ ra khỏi Trung Quốc đang có lợi cho ASEAN.
"Hiện nay, chúng ta thấy khoảng 11% lượng nhập khẩu vào Mỹ đến từ ASEAN. Trong đó, riêng Việt Nam đã đạt tăng trưởng đáng kể, với thị phần nhập khẩu của Mỹ tăng gần gấp đôi từ 1,9% năm 2016 lên 4% tính đến tháng 8/2024", ông Suan Teck Kin nhấn mạnh.
Nhận định chung về triển vọng kinh tế Việt Nam, ông Victor Ngô, Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam, cho biết: "Trong khu vực ASEAN, Việt Nam nổi bật với vai trò cửa ngõ vào khu vực. Vị trí chiến lược, dân số đông và trẻ, cùng các chính sách thân thiện với doanh nghiệp giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn khai thác tiềm năng tăng trưởng của ASEAN."
CEO của UOB Việt Nam khẳng định UOB sẵn sàng giúp các doanh nghiệp tự tin vượt qua các thách thức khi đầu tư vào Việt Nam cũng như mở rộng kinh doanh ra khu vực ASEAN thông qua Việt Nam.
Theo dữ liệu được cung cấp tại hội nghị quốc tế hôm nay tại TP.HCM, hiệu suất xuất khẩu ấn tượng của Việt Nam phụ thuộc vào một số thị trường chính, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam không ngừng đa dạng hóa các quan hệ đối tác thương mại và thúc đẩy chính sách kinh tế hướng về xuất khẩu, tiếp tục thu hút vốn đầu tư FDI từ nước ngoài.
Các chuyên gia từ UOB đã chia sẻ với các đại biểu tại hội nghị rằng Việt Nam không ngừng khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Điều này thể hiện rõ nhất qua những nỗ lực đơn giản hóa và nới lỏng các quy định, thúc đẩy tính minh bạch trong kinh doanh và các hoạt động kinh tế để có thể thu hút thêm đầu tư và kích thích tinh thần khởi nghiệp trong nước.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.