Chủ nhật, 08/09/2024

Cổ phiếu bất động sản tăng mạnh, VIC “nổi lên” đỡ VN-Index

11/07/2024 1:55 PM (GMT+7)

Sự hưng phấn từ thị trường quốc tế đêm qua đã không thể duy trì sức mạnh trên thị trường trong nước sáng nay, đà tăng sớm đầu phiên như thể nhịp “rướn” quá sức. Sau khi đạt đỉnh khoảng 9h50 tăng 7,4 điểm, VN-Index lao dốc liên tục và chốt phiên chỉ còn +1,29 điểm. May mắn là chỉ số vẫn còn trụ đỡ, đặc biệt là nhóm bất

Cổ phiếu bất động sản tăng mạnh, VIC “nổi lên” đỡ VN-Index- Ảnh 1.

Thị trường đang phân hóa mạnh.

Sự hưng phấn từ thị trường quốc tế đêm qua đã không thể duy trì sức mạnh trên thị trường trong nước sáng nay, đà tăng sớm đầu phiên như thể nhịp “rướn” quá sức. Sau khi đạt đỉnh khoảng 9h50 tăng 7,4 điểm, VN-Index lao dốc liên tục và chốt phiên chỉ còn +1,29 điểm. May mắn là chỉ số vẫn còn trụ đỡ, đặc biệt là nhóm bất động sản.

VIC là ngôi sao sáng của phiên sáng nay khi phục hồi từ đáy 10 tháng, tăng 1,85%. Dù vốn hóa đã nhỏ lại đáng kể do giá giảm nhiều nhưng VIC vẫn là một trong 10 cổ phiếu lớn nhất thị trường. Cổ phiếu này đỡ tới 0,71 điểm cho VN-Index trong tổng mức tăng 1,29 điểm.

Nhóm cổ phiếu bất động sản nói chung đang tăng nổi bật và VIC là trụ đáng chú ý nhất. Thực ra nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ trong nhóm bất động sản mạnh hơn VIC rất nhiều, nhưng ảnh hưởng tới thị trường hạn chế. Bù lại, biên độ tăng giá đang giúp nhà đầu tư nắm giữ nhóm bất động sản hài lòng. Chỉ số VNREAL trên sàn HoSE đang tăng tới 1,24%, mạnh nhất trong các chỉ số ngành.

Ngoài VIC, nhóm bất động sản có vài chục mã khác đang tăng trên 1%, trong đó nhiều mã tăng rất tốt như CEO tăng 7,74%, NTL tăng 3%, PDR tăng 3,03%, DIG tăng 2,84%, LHG tăng 2,69%, KDH tăng 2,24%, DXG tăng 2,08%, DTA tăng 3,15%, HDC tăng 3,38%... Tuy nhiên rất nhiều cổ phiếu bất động sản có thanh khoản quá thấp, không phải là địa chỉ thu hút dòng tiền cũng như không phải là “sân chơi” dành cho các nhà đầu tư lớn.

Nhịp trượt giảm sáng nay có dấu ấn rõ nét của các cổ phiếu blue-chips, một lần nữa gây sức ép cho VN-Index trong vùng đỉnh cũ. Chỉ số VN30 từ chỗ tăng 7,24 điểm (+0,55%) lúc đạt đỉnh đến cuối phiên chỉ còn tăng 0,18 điểm (+0,01%). VIC đóng góp tới 0,9 điểm cho chỉ số này, đồng nghĩa với việc quyết định “màu” của VN30-Index. Rổ này lúc mạnh nhất toàn bộ cổ phiếu đều tăng, hiện đã có 9 mã giảm/15 mã tăng. Nhịp tăng sớm khiến biên độ trượt giá của các cổ phiếu khá rộng: FPT lao dốc 1,7% từ đỉnh thành giảm 0,67% so với tham chiếu; TCB lao dốc 1,71% thành giảm 0,86%; PLX trượt 1,6% thành giảm 0,86%; BID trượt 1,27% thành giảm 0,11%. Ngay cả các mã còn tăng như GVR, VPB cũng đều lao dốc trên 1% so với mức đỉnh.

Cổ phiếu bất động sản tăng mạnh, VIC “nổi lên” đỡ VN-Index- Ảnh 3.

Sức mạnh của nhóm blue-chips đang là vấn đề lớn với VN-Index trong kịch bản vượt đỉnh. Các lần thất bại trước cũng đều do nhóm này suy yếu. Mặc dù trong Top 10 vốn hóa của chỉ số sáng nay vẫn còn 6 mã tăng, chỉ BID và FPT giảm, nhưng trừ VIC không còn mã nào đáng kể. Mở rộng ra Top 20 vốn hóa, cũng chỉ thêm HDB tăng 1,2% nhưng có thêm tới 6 mã khác giảm giá.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ khá hơn, duy trì được nhịp tăng giá khá tốt dù thanh khoản chỉ tập trung vào số ít mã. Toàn sàn HoSE cuối phiên sáng có 61 cổ phiếu tăng hơn 1% so với tham chiếu với thanh khoản chiếm 23,6% tổng khớp của sàn thì chỉ một phân ba số này đạt giao dịch từ 10 tỷ đồng trở lên. Tới 76% thanh khoản của nhóm này tâp trung ở 10 cổ phiếu hàng đầu. KDH, DIG, HDB, AAA, PDR là những mã nổi bật, giao dịch đều trên 100 tỷ đồng.

Điểm tích cực là nhịp trượt giảm kéo dài trong sáng nay cũng chưa khiến thị trường xấu đi nhiều. Độ rộng tại đỉnh VN-Index ghi nhận 249 mã tăng/107 mã giảm và cuối phiên còn 199 mã tăng/188 mã giảm. Số giảm quá 1% cũng chỉ là 50 mã và không có cổ phiếu nào đột biến thanh khoản. Giao dịch lớn nhất là DCM giảm 2,83% với 192,1 tỷ đồng; HSG giảm 1,38% với 192 tỷ và DBC giảm 2,08% với 111,5 tỷ.

Nhà đầu tư nước ngoài giảm mua trong sáng nay nên dù không tăng bán, mức bán ròng cũng lớn hơn sáng hôm qua. Cụ thể, tổng giá trị mua trên HoSE giảm 40% chỉ còn 588,6 tỷ đồng trong khi bán ra giảm 18% đạt 1.230,5 tỷ. Mức bán ròng tương ứng 641,9 tỷ, cao nhất 3 phiên. Những mã bị xả lớn là FPT -183,7 tỷ, TCB -99,8 tỷ, KDH -61,2 tỷ, MWG -53,7 tỷ, VNM -40,9 tỷ, NLG -37 tỷ, DCM -36,8 tỷ, VHM -33,4 tỷ, VPB -31,5 tỷ, HSG -30,6 tỷ. Bên mua duy nhát DGW, PLX, VHC, NVL và VIC là quanh 10 tỷ đồng ròng.

Theo vneconomy.vn

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Những mẫu đèn cổ Trung thu thất truyền kỳ lạ chưa từng thấy

Những mẫu đèn cổ Trung thu thất truyền kỳ lạ chưa từng thấy

Trong dịp Tết Trung thu, mẫu đèn cổ đã bị thất truyền được nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách và nghệ nhân Nguyễn Trọng Bình phục dựng thành công sẽ được giới thiệu đến du khách tại Hoàng thành Thăng Long.

GS25, Family Mart, 7-Eleven đều lỗ nặng ở Việt Nam dù thu nghìn tỷ

GS25, Family Mart, 7-Eleven đều lỗ nặng ở Việt Nam dù thu nghìn tỷ

Circle K đang áp đảo thị trường bán lẻ tiện lợi tại Việt Nam với 464 cửa hàng trên khắp cả nước. Đây cũng là một trong số ít chuỗi ghi nhận lãi ròng.

Hủy nhiều chuyến tàu khi bão Yagi đi qua, đường sắt thiệt hại lớn

Hủy nhiều chuyến tàu khi bão Yagi đi qua, đường sắt thiệt hại lớn

Chiều tối 7/9, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã có báo cáo về thiệt hại trên tuyến đường sắt Bắc - Nam bị ảnh hưởng do siêu bão Yagi (bão số 3).

Đăng ký xe trực tuyến trên VneID vượt hơn 1.600 lượt

Đăng ký xe trực tuyến trên VneID vượt hơn 1.600 lượt

Đến ngày 6-9, tổng số xe đăng ký mới trực tuyến trên VneID đạt khoảng 1.620 xe. Trong đó, cơ quan công an đã xử lý xong hơn 1.300 hồ sơ, phần còn lại đang được tiếp tục hoàn thiện thủ tục.

TP.HCM chỉ đạo khẩn trương ứng phó ảnh hưởng của bão Yagi

TP.HCM chỉ đạo khẩn trương ứng phó ảnh hưởng của bão Yagi

Tối hôm qua 7/9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan ký thông báo khẩn gửi các sở, ngành, đơn vị, UBND TP.Thủ Đức cùng các quận, huyện về việc khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó ảnh hưởng của bão số 3 có tên là Yagi.

Giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới

Giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, trong đó tập trung hạ lãi suất cho vay.