Chủ nhật, 13/10/2024

Cột cờ Thủ Ngữ thành điểm du lịch văn hóa

22/07/2023 1:00 PM (GMT+7)

TP.HCM định vị cột cờ Thủ Ngữ trở thành điểm đến du lịch văn hóa, kết hợp với đường đi bộ Nguyễn Huệ và công viên Bạch Đằng tạo thành một tổng thể chung.

Sở Du lịch TP.HCM vừa có văn bản tổ chức không gian văn hóa sáng tạo tại di tích Cột cờ Thủ Ngữ (quận 1) năm 2023.

Theo đó, Cột cờ Thủ Ngữ sẽ được định vị trở thành một điểm văn hóa của Thành phố, kết hợp với đường đi bộ Nguyễn Huệ và công viên Bạch Đằng trở thành một tổng thể chung, một sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc.

Cột cờ Thủ Ngữ thành điểm du lịch văn hóa - Ảnh 1.

Lễ Thượng cờ tại không gian Di tích Cột cờ Thủ Ngữ và Cột cờ ASEAN. Ảnh: TL

Việc tổ chức không gian dự kiến bắt đầu từ ngày 4/8 đến 15/9/2023 từ di tích Cột cờ Thủ ngữ đến khu vực Cột cờ ASEAN phía trước Công viên bến Bạch Đằng. Kinh phí tổ chức không gian văn hóa sáng tạo khoảng 3 tỷ đồng, từ nguồn kinh phí xúc tiến của Sở Du lịch TP.HCM.

Các hạng mục bao gồm lắp đặt, trưng bày các bảng thông tin, giới thiệu ý nghĩa lịch sử của 7 cột cờ nổi tiếng của Việt Nam, gồm: Cột cờ Lũng Cũ - Hà Giang, cột cờ Hà Nội, cột cờ Nam Định, cột cờ Hiền Lương - Quảng Trị, kỳ đài Kinh thành Huế, cột cờ Thủ Ngữ - TP.HCM và cột cờ Mũi Cà Mau.

Cũng tại di tích cột cờ Thủ Ngữ, hệ thống đèn nghệ thuật trang trí, tạo hình, trình chiếu đủ sắc màu ánh sáng cũng sẽ được lắp đặt nhằm tạo điểm nhấn, đưa di tích trở thành công trình kiến trúc lịch sử trọng điểm của Thành phố.

Cột cờ Thủ Ngữ thành điểm du lịch văn hóa - Ảnh 2.

Cột cờ Thủ Ngữ năm 1866 - một năm sau khi xây dựng xong. Ảnh tư liệu

TP.HCM cũng sẽ xây dựng không gian sinh hoạt cộng đồng thông qua trưng bày các điểm mô hình, cụm tiểu cảnh mang biểu tượng Thành phố đặt cố định tại khu vực cột cờ ASEAN nhằm tạo nên các tác phẩm đường phố mới lạ, thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan, trải nghiệm và chụp ảnh.


Cột cờ Thủ Ngữ do người Pháp xây dựng vào năm 1865 trên mũi đất ở ngã ba sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Cột cờ được xây dựng với mục đích quan sát tàu thuyền qua lại trên sông Sài Gòn. Trên chóp cột cờ treo ám hiệu báo tin cho tàu bè biết lệnh để tránh nạn nguy hiểm khi qua lại trên sông. Ban ngày trên chóp cột cờ treo cờ bằng vải màu hoặc quả bóng sơn đen. Ban đêm treo đèn khi thì màu trắng khi thì màu đỏ.

Ngày nay, cột cờ Thủ Ngữ không còn giữ chức năng báo hiệu cho tàu thuyền ra vào sông Sài Gòn, mà trở thành điểm ngắm cảnh, tham quan nơi ghi dấu những giá trị lịch sử hình thành và phát triển của TP.HCM.

Theo CLO


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa có dấu hiệu phục hồi

Bất động sản nghỉ dưỡng chưa có dấu hiệu phục hồi

Hiện tại, nhiều loại hình bất động sản khác trên thị trường đã phục hồi rõ nét với thanh khoản, giá bán và nguồn cung liên tục được cải thiện. Nhưng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.

Các nhà máy ở Okayama chờ nguồn lao động tay nghề cao từ Long An

Các nhà máy ở Okayama chờ nguồn lao động tay nghề cao từ Long An

Theo ông Matsuda Hisashi - Chủ tịch Hội Công Thương thành phố Okayama (Nhật Bản), tình hình lao động tại Nhật Bản đang thiếu hụt, các nhà máy ở thành phố Okayama cần sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Long An cùng các doanh nghiệp đưa lao động đến đây làm việc.

Bị phạt đến 100 triệu đồng khi bán đất không có sổ đỏ

Bị phạt đến 100 triệu đồng khi bán đất không có sổ đỏ

Từ ngày 4/10/2024 theo Nghị định 123/2024/NĐ-CP, cá nhân hoặc tổ chức chuyển nhượng đất đai không có sổ đỏ hoặc tranh chấp sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng tuỳ theo hành vi vi phạm.

Giá vàng leo đỉnh người dân chen lấn đi mua: Chuyên gia tài chính nói gì?

Giá vàng leo đỉnh người dân chen lấn đi mua: Chuyên gia tài chính nói gì?

Giá vàng liên tục phá đỉnh và đạt ngưỡng cao chưa từng có nhưng nhiều người dân vẫn đổ xô đi mua vàng. Trước sự việc này, chuyên gia tài chính lên tiếng lý giải.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số, nâng cấp nền kinh tế số

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số, nâng cấp nền kinh tế số

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh ba đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số, nâng cấp nền kinh tế số ở trình độ cao, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu…

Việt Nam có ba đại diện trong danh sách Nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á

Việt Nam có ba đại diện trong danh sách Nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á

Tạp chí Fortune (Mỹ) vừa công bố danh sách Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, qua đó vinh danh 100 nữ doanh nhân hàng đầu các lĩnh vực. Trong đó, Việt Nam có ba đại diện góp mặt trong danh sách này.