Trao đổi với phóng viên về kế hoạch mở lại các đường bay quốc tế, PGS. TS Ngô Trí Long đánh giá, mọi lộ trình khôi phục lại sản xuất kinh doanh, cũng như khôi phục lại hoạt động kinh doanh vận tải đều phải phụ thuộc vào công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19 của Nhà nước.
"Để mở lại các chuyến bay quốc tế, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam thì đầu tiên cần phải kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trong nước thật tốt, nếu không kiểm soát tốt dịch bệnh thì "công cốc"", PGS. TS Ngô Trí Long nhận định.
Kế hoạch được Cục Hàng không Việt Nam đề xuất Bộ GTVT theo 4 giai đoạn.
Giai đoạn 1, thực hiện ngay quý 4/2021, khôi phục các chuyến bay trọn gói với công dân Việt Nam và các chuyến bay thí điểm đón du khách quốc tế: Các hãng hàng không Việt Nam cùng đối tác (doanh nghiệp lữ hành) tổ chức chuyến bay trên cơ sở đồng ý của địa phương cho tiếp nhận cách ly tập trung có thu phí.
Khách đi máy bay với chi phí trọn gói gồm: Vé máy bay, xét nghiệm Covid-19, khách sạn cách ly, ăn trong 7 ngày (đối với chuyến bay chở toàn bộ khách đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 hoặc có chứng nhận khỏi bệnh Covid-19) hoặc 14 ngày (đối với chuyến bay khác).
Thị trường triển khai các chuyến bay trên gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Pháp, Đức, Nga, Úc và các thị trường khác khi có nhu cầu luân chuyển lao động.
Các sân bay tiếp nhận chuyến bay gồm: Vân Đồn, Đà Nẵng, Cam Ranh và các sân bay khác (trên cơ sở đồng ý của UBND các tỉnh, thành phố có sân bay).
Với chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến một số địa phương như Phú Quốc, Khánh Hòa, Quảng Ninh, hành khách là người nước ngoài có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 hoặc có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng và phải đăng ký chương trình du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành.
Thị trường triển khai các chuyến bay này không hạn chế. Tần suất khai thác tới địa phương thí điểm đón du khách quốc tế: từ tháng thứ nhất trung bình 1 chuyến bay/ngày (tổng cộng 4.000 - 6.000 lượt khách đến); tháng thứ hai trở đi trung bình 2 chuyến bay/ngày trở lên.
Toàn bộ nhân viên tham gia dây chuyền phục vụ khách du lịch tại địa phương phải tiêm đủ liều vắc xin Covid-19; tối thiểu 80% người dân trưởng thành tại địa phương đón khách đã được tiêm đủ liều vắc xin Covid-19.
Giai đoạn 2, thực hiện từ tháng 1/2022, thí điểm các chuyến bay thường lệ chỉ chở khách có giấy chứng nhận đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 hoặc có xác nhận khỏi bệnh Covid-19 vào Việt Nam.
Thị trường ban đầu là các đường bay giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Pháp, Đức, Nga, Úc và các thị trường không nằm trong khuyến cáo hạn chế nhập cảnh theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
Các sân bay tiếp nhận chuyến bay gồm: Nội Bài, Vân Đồn, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc (trên cơ sở đồng ý của UBND các tỉnh, thành phố có sân bay); tần suất ban đầu 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên.
Hành khách làm thủ tục hàng không tại điểm xuất phát khi có xác nhận đã thanh toán chi phí cách ly 7 ngày tại cơ sở cách ly tập trung có thu phí (khách sạn) được chỉ định tại Việt Nam; có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 hoặc có giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19.
Giai đoạn 3, từ tháng 4/2022, tùy theo tiến trình tiêm vắc xin tại Việt Nam và tình hình miễn dịch cộng đồng: triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly khi áp dụng "hộ chiếu vắc xin".
Hành khách là công dân Việt Nam và nước ngoài có giấy chứng nhận đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 hoặc có xác nhận khỏi bệnh Covid-19. Hành khách sau nhập cảnh phải khai báo điện tử theo ứng dụng kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam và tự cách ly tại nơi cư trú từ 3 - 7 ngày.
Giai đoạn 4, từ tháng 7/2022, tùy theo tiến trình tiêm vắc xin tại Việt Nam và tình hình miễn dịch cộng đồng. Khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ theo nhu cầu với công dân Việt Nam và nước ngoài đáp ứng các yêu cầu của cơ quan y tế Việt Nam tại thời điểm đó.
Theo PGS. TS Ngô Trí Long, khi đã mở cửa theo lộ trình thì cần phải có các chính sách thông thoáng, đừng quá máy móc (ví dụ, khách đến Việt Nam yêu cầu họ phải cách ly 15 ngày thì sẽ vô nghĩa). Đây là một bài toán hết sức là phức tạp, đòi hỏi nhiều lời giải khác nhau, chứ không chỉ là đơn thuần mở và đón khách. Nhìn chung kế hoạch mở cửa hàng không với 4 giai đoạn như vậy là hợp lý, tuy nhiên trong từng giai đoạn cần phải cụ thể hoá hơn nữa.
Ở giai đoạn 1, tần suất khai thác tới địa phương thí điểm đón du khách quốc tế từ tháng đầu tiên trung bình 1 chuyến bay/ngày (tổng cộng 4.000 - 6.000 lượt khách đến) và cách ly tập trung có thu phí, thì khách quốc tế sẽ không còn mặn mà nữa. Người ta đến du lịch chỉ trong thời gian ít ngày, việc phải cách ly tập trung như vậy sẽ khiến nhiều chi phí tăng lên, như vậy rõ ràng rằng quy định này quá cứng nhắc, cần phải xem xét lại.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.