
Độc đáo lễ hội Katê trong văn hóa Chăm và bảo vật Linga vàng
Nguyễn Thụy
03/10/2024 9:57 AM (GMT+7)
Katê là lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bà-la-môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận với ý nghĩa tưởng nhớ các vị thần và cầu mong mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đặc biệt, cộng đồng người Chăm này vừa đón nhận bảo vật quốc gia.
Là lễ hội có từ lâu đời, Katê ngoài mục đích tưởng nhớ các vị thần còn cầu mong mùa màng thuận lợi, lứa đôi hòa hợp, con người và vạn vật sinh sôi nảy nở. Người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận còn gọi là sự kiện quan trọng này là Tết Katê, và lễ hội hàng năm được tổ chức vào ngày 1/7 theo lịch Chăm, thường rơi vào cuối tháng 9 hoặc trong 2 tuần đầu tháng 10 dương lịch.
Tết Katê 2024 với bảo vật Linga vàng
Tại di tích Tháp Pô Sah Inư (tháp Chăm) ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với Linga vàng Bình Thuận và Khai mạc Lễ hội Katê năm 2024 vào ngày 2/10.

Linga vàng Bình Thuận tại Lễ công bố công nhận bảo vật quốc gia tại Phan Thiết ngày 2/10/2024. Ảnh: Quang Nhân (báo BT)
Việc đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đã góp phần làm cho Tết Katê năm nay thêm phần trang trọng, sôi nổi với niềm vui mừng, hân hoan của cộng đồng người Chăm theo đạo Bà-la-môn.
Ngay sau phần khai mạc, Lễ hội Katê bước vào nghi thức quan trọng nhất là lễ nghinh rước trang phục Nữ thần Pô Sah Inư tại ngọn tháp Chăm cùng tên nằm trên ngọn đồi tuyệt đẹp thường được gọi là "Lầu ông Hoàng" trên đường Nguyễn Thông, phường Phú Hài (Phan Thiết).
"Lầu ông Hoàng" trên cung đường xuống Mũi Né là chứng nhân lịch sử cũng là chốn hò hẹn lãng mạn của cố thi sĩ Hàn Mặc Tử và "nàng thơ" Mộng Cầm xinh đẹp của thi sĩ vắn số này. Nhờ những nét nên thơ trong khung cảnh non nước hữu tình cùng thiên nhiên tươi đẹp, Hàn Mặc Tử lúc sinh thời đã chọn nơi đây làm nơi hẹn hò với Mộng Cầm.
Tại buổi lễ ngày 2/10/2024, ông Võ Thành Huy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, cho biết Linga vàng được tìm thấy trong đợt khai quật khảo cổ tại khuôn viên Khu di tích tháp Chăm Po Dam (thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) để phục vụ công tác trùng tu, phục hồi một số hạng mục kiến trúc của di tích.

Nghinh rước trang phục Nữ thần Pô Sah Inư lên Tháp Pô Sah Inư (Phan Thiết) ngày 2/10/2024. Ảnh: Quang Nhân (báo BT)
Sau khi tìm thấy Linga vàng này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã triển khai xây dựng hồ sơ hiện vật Linga vàng, tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia xem xét, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia.
Ngày 18/1/2024, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 73/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia đợt 12 - năm 2023; trong số 29 bảo vật quốc gia được công nhận đợt này, có Linga vàng tỉnh Bình Thuận.
Thờ sinh thực khí nam (Linga) và sinh thực khí nữ (Yoni) là một phần trong thế giới văn hoá tín ngưỡng hết sức đặc sắc của người Chăm xưa. Bởi vì đó là thế giới của thần linh, của sự mong ước sinh sôi nảy nở, hoà hợp âm dương, của năng lực sáng tạo.
Katê: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Tết Katê phản ánh sâu sắc những giá trị văn hóa dân gian truyền thống của cộng đồng người Chăm. Với ý nghĩa văn hóa và lịch sử quan trọng, Lễ hội Katê đã được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thông thường, người Chăm theo đạo Bà-la-môn tổ chức các hoạt động lễ hội suốt mấy ngày trước và sau Tết Katê nhằm mục đích tưởng nhớ và ôn lại công đức của ông bà, tổ tiên; và cũng là dịp vui chơi giải trí, giao lưu cộng đồng sau một năm lao động vất vả.
Ninh Thuận và Bình Thuận thường được gọi chung là "đất tháp" vì có nhiều tháp Chăm. Phan Thiết (Bình Thuận) có tháp Pô Sah Inư trên đồi "Lầu ông Hoàng" để tổ chức Katê, thì Ninh Thuận cũng có Tháp Pô Klong Garai (tên thường gọi: Tháp Chàm, được sử dụng chính thức trong tên thành phố Phan Rang-Tháp Chàm) và Tháp Pô Rô Mê (tên thường gọi: Tháp Hậu Sanh) để tổ chức Tết Katê.

Tháp Pô Klong Garai trên đỉnh đồi Trầu, phường Đô Vinh, TP. Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận. Ảnh: Tường Minh
Vùng Ninh Thuận và Bình Thuận vẫn còn lưu giữ dấu ấn của nền văn hoá Chăm Pa một thời rực rỡ. Đó là hệ thống đền tháp, cùng nhiều tác phẩm điêu khắc độc đáo, những lễ hội đặc trưng của người Chăm còn lưu giữ đến hôm nay. Phan Rang là cách đọc đơn giản cho tên Panduranga, khu vực người Chăm sinh sống trước đây và hiện nay là vùng Ninh Thuận và Bình Thuận.
Theo cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng chức sắc Chăm Bà-la-môn, Trụ trì tháp Pô Klong Garai (Ninh Thuận), các lễ vật chính trong Tết Katê tại đền tháp bao gồm 1 con dê, 3 con gà để làm lễ tẩy uế trong tháp, 5 mâm cơm với canh và thịt dê, 1 mâm cơm với muối vừng, thêm 3 ổ bánh gạo cùng trái cây. Ngoài ra, người dân còn chuẩn bị thêm rượu, trứng, xôi chè, trầu cau... Đây là phần lễ vật mang lên cúng trên các tháp còn phía dưới chân tháp sẽ là hàng trăm mâm lễ khác nhau do những người dự lễ thành tâm chuẩn bị.
Sau phần lễ, phần hội được diễn ra ở tất cả các làng Chăm Bà-la-môn với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Chăm. Dân tộc Chăm có kho tàng văn hóa, dân ca, dân vũ rất đặc sắc, phong phú. Khi tiếng trống Ghinăng, Paranưng, kèn Saranai tấu lên, cùng lúc các thiếu nữ Chăm duyên dáng, mặn mà trong trang phục truyền thống cất lên những làn điệu dân ca nguyên sơ, cao vút, thăm thẳm làm say đắm lòng người.
Mối nguy hại từ thực phẩm đóng hộp: Đừng vì tiện lợi mà rước họa vào thân
Thực phẩm đóng hộp từ lâu đã trở thành lựa chọn tiện lợi trong mỗi căn bếp hiện đại. Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài sáng bóng và những dòng mô tả hấp dẫn là mối nguy tiềm tàng từ vi khuẩn Clostridium botulinum – “sát thủ thầm lặng” có thể gây liệt cơ, suy hô hấp và tử vong nếu người dùng bất cẩn. Hiểu rõ và cảnh giác là cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe cả gia đình trước khi mở một lon đồ hộp.
Xiaomi tung ra xe SUV điện đầu tiên, có thể lái hơn 800km chỉ với một lần sạc
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi ra mắt SUV điện và chip điện thoại tự thiết kế, thể hiện tham vọng vượt khỏi danh tiếng thiết bị giá rẻ. Việc mở rộng sang nhiều lĩnh vực như ô tô và chip cũng tượng trưng cho tham vọng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự phụ thuộc của đất nước vào công nghệ nước ngoài.
Hà Nội sắp khởi công cụm công nghiệp gần 160 tỷ đồng gần Vành đai 4, ngay chân cầu Hồng Hà
Hà Nội giao 60.000m² đất tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Đây là cụm công nghiệp có vị trí nằm ngay đường vành đai 4, chân cầu Hồng Hà sắp khởi công xây dựng.
Bật mí cách duy nhất giúp Đông Nam Á đẩy lùi 'cơn lũ' hàng giá rẻ Trung Quốc
Từ tủ gỗ đến quần áo, sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng giá rẻ Trung Quốc đang làm đảo lộn hoạt động kinh doanh và sinh kế tại Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra là điều gì đang chờ đợi phía trước và làm thế nào để Đông Nam Á có thể đẩy lùi 'cơn lũ' hàng hóa giá rẻ Trung Quốc?
Mối nguy hại từ thực phẩm đóng hộp: Đừng vì tiện lợi mà rước họa vào thân
Thực phẩm đóng hộp từ lâu đã trở thành lựa chọn tiện lợi trong mỗi căn bếp hiện đại. Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài sáng bóng và những dòng mô tả hấp dẫn là mối nguy tiềm tàng từ vi khuẩn Clostridium botulinum – “sát thủ thầm lặng” có thể gây liệt cơ, suy hô hấp và tử vong nếu người dùng bất cẩn. Hiểu rõ và cảnh giác là cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe cả gia đình trước khi mở một lon đồ hộp.
Xiaomi tung ra xe SUV điện đầu tiên, có thể lái hơn 800km chỉ với một lần sạc
Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Xiaomi ra mắt SUV điện và chip điện thoại tự thiết kế, thể hiện tham vọng vượt khỏi danh tiếng thiết bị giá rẻ. Việc mở rộng sang nhiều lĩnh vực như ô tô và chip cũng tượng trưng cho tham vọng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự phụ thuộc của đất nước vào công nghệ nước ngoài.