Giao dịch tỷ đô trở lại
Lãi suất điều hành liên tục được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh. Từ ngày 19/6, trần lãi suất huy động chỉ còn 4,75%/năm khiến mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đồng loạt giảm sâu. Tại nhiều ngân hàng, mức cao nhất chỉ còn 6,3%/năm với kỳ hạn dài và 3,4%/năm với kỳ hạn ngắn.
Lãi suất huy động giảm khiến kênh gửi tiền tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn hơn. Nhà đầu tư được cho rằng sẽ tìm những kênh thay thế nhằm thu lợi nhuận tốt hơn. Trong khi vàng, tỷ giá liên tục đi lùi, chứng khoán là kênh “sáng cửa” nhất.
Từ đầu tháng 6, dòng tiền “chảy” vào thị trường nhiều hơn, sàn TP.HCM đã chứng kiến phiên giao dịch tỷ đô quay trở lại.
Cụ thể, trong ngày 8/6/2023, chỉ tính riêng trên sàn TP.HCM đã có gần 1,3 tỷ cổ phiếu, tương đương 23.545 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) được giao dịch thành công, tăng 324 triệu cổ phiếu, tương đương 33,2% về khối lượng và tăng 5.552 tỷ đồng, tương đương 30,9% về giá trị giao dịch so với phiên trước đó.
Sau đó, giá trị giao dịch trên sàn TP.HCM liên tục sụt giảm, có thời điểm chỉ đạt hơn 13.000 tỷ đồng, nghĩa là giảm gần một nửa kể từ “đỉnh” thiết lập trong ngày 8/6. Phải tới ngày 16/6/2023, giá trị giao dịch mới tiệm cận mức tỷ đô khi đạt 22.185 tỷ đồng, tương đương khối lượng giao dịch 1,14 tỷ cổ phiếu.
Tính bình quân, từ 1/6 tới 22/6, khối lượng giao dịch bình quân mỗi phiên trên Hose đạt 900 triệu cổ phiếu, tương đương 16.940 tỷ đồng.
Như vậy, so với tháng 5, khối lượng giao dịch mỗi phiên tăng 283 triệu cổ phiếu, tương đương 45,9%; giá trị giao dịch tăng 6.329 tỷ đồng, tương đương 59,6%.
Nhà đầu tư vẫn “giữ chặt” ví tiền
Có thể thấy, sau phiên giao dịch tỷ đô ngày 8/6, nhà đầu tư đã kìm hãm sự hưng phấn của mình dù lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm.
Theo ông Võ Xuân Thiện, Chuyên viên Tư vấn Đầu tư Chứng khoán tại Công ty chứng khoán SSI, nhìn một cách thận trọng, lãi suất trong xu hướng giảm, chứng khoán phản ánh kỳ vọng, nhưng bức tranh tài chính doanh nghiệp không mấy sáng sủa.
Nhóm bất động sản vẫn loay hoay trong câu chuyện nợ trái phiếu, nhóm sản xuất như bán lẻ, dệt may, thủy sản chịu tác động tiêu cực do nhu cầu yếu. Xu hướng giá của một số loại hàng hóa như xi măng, thép cũng không ủng hộ kết quả kinh doanh của ngành.
Nếu xét theo công thức định giá P/E, nếu mức giá P tăng lên khi thị trường hồi phục trong khi lợi nhuận doanh nghiệp (E) không tăng tương ứng, thậm chí nguy cơ giảm do số lượng doanh nghiệp kế hoạch lỗ ngày nhiều hơn. P/E tăng lên hàm ý thị trường đang đắt hơn.
Nhà quản lý quỹ Pyn Elite Fund – ông Petri Deryng nhắc lại quan điểm nhiều lần trong báo cáo gửi ra cho các nhà đầu tư, năm 2023 chứng khoán Việt Nam khởi sắc do cú lao dốc năm 2022 đưa giá cổ phiếu xuống mức quá rẻ.
Nếu tính từ thời điểm thị trường tạo đáy vào giữa tháng 11/2022, nhiều cổ phiếu tăng giá nhiều lần, có một số mã tăng gấp 3, 4 lần chỉ sau ít tháng. Thị giá hiện nay của nhiều cổ phiếu vẫn thấp hơn nhiều so với vùng đỉnh được thiết lập trước đó. Nếu vẫn đang nắm giữ cổ phiếu khi VN-index ở vùng 1.500 điểm, không ít nhà đầu tư vẫn đang chịu mức lỗ trên 50%.
“Tới đây, xu hướng tăng giá chóng vánh từ vùng đáy tạo tâm lý “chim sợ cành cong”, một bộ phận nhà đầu tư lo ngại cổ phiếu đảo chiều ngắn hạn khi mua mới, trong khi cổ phiếu có khả năng đảo ngay sau khi bán cắt lỗ để cơ cấu danh mục”, ông Thiện đưa ra quan điểm.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư ngoại kỳ vọng những thông tin xấu đã qua đi thị trường chứng khoán chuyển biến tích cực, nhưng điều đó chưa đủ để xác nhận một trạng thái tốt cho hoạt động đầu tư. Vì những yếu tố nền tảng như vĩ mô, khả năng tài chính của doanh nghiệp vẫn là tiên quyết, đặt lên hàng đầu.
Tăng trưởng GDP trong quý I của Việt Nam chỉ đạt 3,3% là một con số thấp khi mức bình quân những năm qua là 6%. Hoạt động xuất khẩu giảm 11,5% trong 5 tháng đầu năm nhưng có sự tích cực hơn trong tháng 5 vừa qua khi chỉ giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Hoạt động xuất khẩu kém đi khiến doanh nghiệp nhóm này báo cáo lợi nhuận thấp hai quý liên tiếp.
Tuy nhiên, một điểm sáng vĩ mô Việt Nam chính là lạm phát vẫn ở mức vừa phải và các quyết sách tác động tích cực lên cầu nội địa của chính phủ.
Trong ngày đầu khai thác thương mại, tuyến Metro số 1 quá tải, hàng dài người đội nắng chờ trải nghiệm.
“Như một giấc mơ, mình chinh phục thành công rồi!” - tiếng hét tôi vang khi chinh phục thành công cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam Tà Năng - Phan Dũng. 2 ngày 1 đêm, chúng tôi cheo leo vượt dốc để rồi hạnh phúc vỡ oà khi “chạm trán” thiên nhiên hùng vĩ.
Bộ Tài chính vừa đưa ra đề xuất tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân, chủ cơ sở kinh doanh nợ thuế quá hạn trên 120 ngày với số tiền từ 50 triệu đồng trở lên, thay vì mức 10 triệu đồng như dự kiến trước đây.
Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả TP.HCM vừa ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Cục Hàng không yêu cầu triển khai các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để ra vi phạm.
Chủ Nhật ngày 22/12/2024, tuyến Metro số 1 tại TP.HCM vận hành thương mại chính thức. UBND thành phố đã đề nghị các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tập trung thực hiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị tốt cho công tác vận hành, khai thác tuyến Metro số 1.