Theo Đề án phát triển một số mô hình sản phẩm du lịch đêm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành, 12 điểm đến nổi tiếng là các thành phố Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hội An, Đà Lạt, Cần Thơ, Phú Quốc và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có tối thiểu 1 mô hình phát triển du lịch đêm đến năm 2025. Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ở các địa bàn sẽ tăng ít nhất 1 đêm.
Cùng với đó là hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.
Đến năm 2030 sẽ mở rộng hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt tại các trung tâm du lịch lớn như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ, Phú Quốc, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng thời phát triển đồng bộ sản phẩm du lịch đêm tại các trung tâm du lịch, nơi có lượng khách tập trung đông. Hình thành thương hiệu sản phẩm du lịch đêm của Việt Nam.
5 mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm theo đề án này bao gồm hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật; thể thao, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp; mua sắm, giải trí đêm; tham quan du lịch đêm; giới thiệu văn hóa ẩm thực, dịch vụ ăn uống về đêm.
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đề án được triển khai nhằm phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm, để phát triển du lịch Việt Nam đa dạng, đặc sắc, bền vững và giá trị gia tăng cao. Giúp khẳng định thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách. Từ đây đưa du lịch đêm trở thành sản phẩm chủ đạo, để phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.
Cùng với các mô hình, sản phẩm du lịch đêm, đề án cũng đặt ra các giải pháp về quy hoạch và quản lý đô thị, cơ chế chính sách, tổ chức và quản lý dịch vụ, nguồn nhân lực, đầu tư, định hướng thị trường, xúc tiến quảng bá và ứng dụng công nghệ thông tin.
Đáng chú ý là sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ quản lý đồng bộ và hiệu quả hoạt động du lịch đêm; triển khai các ứng dụng, tiện ích hỗ trợ khách. Trong đó ưu tiên triển khai ứng dụng Du lịch Việt Nam an toàn và thẻ du lịch thông minh; sử dụng công nghệ tự động hóa trong cung cấp dịch vụ tại các mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm.
Các giải pháp cụ thể được đặt ra như khuyến khích các nhà hát, bảo tàng, thư viện, triển lãm, rạp chiếu phim, trung tâm văn hóa, thương mại, hệ thống nhà hàng, các cơ sở cung cấp dịch vụ đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ, để mở cửa phục vụ du khách về đêm.
Các điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng… tổ chức các chương trình tham quan, trải nghiệm đặc sắc; liên kết với các doanh nghiệp lữ hành, du lịch tổ chức chương trình phục vụ khách du lịch vào ban đêm.
Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải công cộng, vận tải du lịch đường bộ, đường thủy nâng cấp trang thiết bị, để đáp ứng yêu cầu kéo dài thời gian phục vụ khách vào ban đêm.
Bên cạnh đó, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút đầu tư hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại các điểm tham quan; các trung tâm thương mại, tổ hợp mua sắm, chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24h với hàng hóa chất lượng cao, đại diện cho các sản phẩm vùng miền, có thương hiệu, đẳng cấp quốc tế.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.