Sáng ngày 21/12, Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP.HCM chủ trì tổ chức hội nghị Kết nối cung cầu giữa TP.HCM và các tỉnh, thành năm 2023.
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, năm 2023, TP.HCM cùng 38 tỉnh, thành trên cả nước đã tổng kết và xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giai đoạn đến năm 2025. Mục tiêu của chương trình là phát huy thế mạnh của từng địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế cả nước.
“Thời gian tới, tôi đề nghị Sở Công Thương TP.HCM tiếp tục phối hợp chặt chẽ Sở Công Thương các địa phương chủ động, tích cực đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình; trọng tâm là xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, bắt đầu từ tín hiệu thị trường”, ông Dũng cho biết.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cần tiếp tục tăng tần suất các sự kiện kết nối cung cầu trực tiếp và trực tuyến để thực hiện kết nối liên tục 24/7. Bên cạnh đó, TP không chỉ kết nối theo chiều sâu, tạo điều kiện 2 bên mua – bán gặp gỡ, tìm kiếm đơn hàng; mà còn hỗ trợ nhà sản xuất hoàn thiện sản phẩm, hoàn thiện quy trình tiếp nhận, xử lý đơn hàng, xây dựng thương hiệu, duy trì doanh số.
"Không chỉ hỗ trợ nhà sản xuất gia tăng doanh số mà còn kết nối các nhà phân phối xây dựng bộ quy tắc ứng xử chung đối với nhà cung cấp vi phạm. Qua đó bảo vệ nhà cung cấp kinh doanh chân chính, dần định hướng sản xuất và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững”, ông Dũng nhấn mạnh.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chỉ đạo, thời gian tới TP.HCM cần tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện các giải pháp để phát triển mạnh thị trường trong nước, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho các sản phẩm Việt Nam. Xây dựng thương hiệu Việt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
“TP.HCM phải tập trung nguồn lực để hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm chủ lực, sản phẩm, dịch vụ được bình chọn Thương hiệu Vàng thành phố; sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền; hàng nông sản đạt chuẩn an toàn, có truy xuất nguồn gốc của các địa phương vào hệ thống phân phối truyền thống và hiện đại của thành phố”, bà Thắng phát biểu.
Trong khuôn khổ hội nghị Kết nối cung cầu giữa TP.HCM và các tỉnh, thành năm 2023 diễn ra sáng 21/12 có không gian triển lãm “Tinh hoa làng nghề và Đặc sản vùng miền 2023”.
Tại đây, trưng bày hàng nghìn sản phẩm của làng nghề, sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP của 45 tỉnh, thành trên khắp cả nước. Bên cạnh đó, còn có 19 không gian làng nghề trình diễn sản xuất ngay tại triển lãm. Một số sản phẩm nổi tiếng được trưng bày tại triển lãm như: chè Shan Tuyết (Hà Giang), cá tra (Đồng Tháp), trầm hương Quảng Nam, cà phê Tây Nguyên…
Ông Trần Việt Thế - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Giang cho biết, đến với sự kiện lần này, tỉnh Hà Giang mang đến những sản phẩm đặc trưng của tỉnh như: chè Shan Tuyết cổ thụ, mật ong bạc hà, cam vàng Hà Giang... Qua đó, nhằm quảng bá đến người tiêu dùng phía Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Mong muốn thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại như thế này, sản phẩm nông sản của Hà Giang đến với người tiêu dùng một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Ông Đặng Bá Dự - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện tỉnh Quảng Nam có rất nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh và vùng miền. Tại hội chợ lần này, tỉnh Quảng Nam trình diễn sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, sản phẩm từ trầm hương, sản phẩm từ sâm Ngọc Linh, tiêu Tiên Phước, lụa Mã Châu…
“Trầm hương hiện nay có sự phong phú đa dạng, không chỉ dừng lại ở khai thác tự nhiên mà người ta có thể ươm trồng những cây gió. Do đó nó có thể xem như một nền kinh tế nông nghiệp. Vùng đất, thổ nhưỡng ở Quảng Nam làm trầm hương ở khu vực này có chất lượng tốt. Bên cạnh đó từ gỗ trầm, chế tác thành nhiều tác phẩm nghệ thuật gắn với đời sống văn hóa, tâm linh của dân tộc Việt”, ông Dự chia sẻ.
Hội nghị Kết nối cung cầu giữa TP.HCM và các tỉnh, thành năm 2023 diễn ra từ ngày 21 đến ngày 24/12/2023 tại nhà thi đấu TDTT Phú Thọ (quận 11, TP.HCM)
Sự kiện có 45 địa phương đăng ký tham gia. Chuỗi sự kiện hội nghị Kết nối cung cầu năm nay tiếp tục nội dung quan trọng nhất là không gian kết nối B2B; trao đổi trực tiếp giữa 12 hệ thống phân phối; 5 sàn thương mại điện tử và hơn 1.000 nhà cung cấp đến từ các tỉnh, thành.
Đồng thời, trước sự phát triển mạnh của thương mại điện tử và nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh phương thức bán hàng tiên tiến, hội nghị năm nay tiếp tục tổ chức 3 hội thảo chuyên sâu về thương mại điện tử (TMĐT) do Amazon, Alibaba, Tiki và Công ty CP khoa học dữ liệu (Metric) chịu trách nhiệm về nội dung. Các hội thảo dự kiến trao đổi, chia sẻ về TMĐT xuyên biên giới, giải pháp tăng doanh số, logistics toàn trình trong TMĐT, giải pháp tìm hiểu nhu cầu khách hàng bằng dữ liệu lớn.
Lãnh đạo Cục thuế TP.HCM cho biết đơn vị đã hoàn thành việc giải quyết nghĩa vụ tài chính cho 15.800 hồ sơ thuế từ ngày 1/8.
Thông tin bầu Thụy lên kế hoạch xây dựng học viện bóng đá tiêu chuẩn cao nhất châu Á với diện tích 90 ha tại tỉnh Ninh Bình không có gì lạ. Đây là một bước tiến mang tính lô-gíc nếu xét theo các động thái đầy tham vọng của doanh nhân này.
Nhiều cơ hội hấp dẫn hơn đang vẫy gọi các nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam trong năm 2025, nổi bật là chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và các lĩnh vực liên quan đến phát triển xanh, theo tập đoàn đầu tư VinaCapital.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, cả nước có hơn 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể. Trong đó, doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 4.233 và chờ giải thể lên đến 7.410 doanh nghiệp.
Dù siêu bão Yagi (bão số 3) tàn phá nhiều vùng ở miền Bắc trong tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng UOB của Singapore đã nâng triển vọng tăng trưởng GDP cả năm 2024 của Việt Nam.
Thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2025 với tốc độ cao hơn năm 2024, là năm chứng kiến nhiều bất ổn kinh tế toàn cầu và thay đổi về chính sách ở nhiều quốc gia.