Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/6/2023, cả nước có 1.293 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt trên 6,49 tỉ USD, tăng lần lượt 71,9% và 31,3% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, tính đến 20/06/2023, có 632 lượt dự án FDI đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 29,8% so với cùng kỳ), tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 2,93 tỉ USD (giảm 57,1% so với cùng kỳ).
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện 1.594 lượt góp vốn, mua cổ phần với tổng giá trị vốn góp đạt trên 4,01 tỉ USD, giảm 6,6% về số lần góp vốn và tăng 76,8% về giá trị vốn góp so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế tính đến ngày 20/06/2023, cả nước có 37.541 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 449,48 tỉ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 284 tỉ USD, bằng 63,2% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
FDI chảy mạnh vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Dòng vốn FDI chảy vào 18 ngành, lĩnh vực tại Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 8,46 tỉ USD, chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 4,2% so với cùng kỳ.
Ngành hoạt động tài chính, ngân hàng đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,53 tỉ USD, chiếm hơn 11,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo là các ngành kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ xếp thứ 3 và 4 với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 1,53 tỉ USD và hơn 630,6 triệu USD.
Singapore là đối tác dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỉ USD, chiếm hơn 22,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 27,5% so với cùng kỳ 2022. Nhật Bản đứng thứ hai với gần 2,21 tỉ USD. Trung Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,95 tỉ USD. Tiếp theo là Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,...
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,27 tỉ USD. TP.Hồ Chí Minh vượt qua Bắc Giang và xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,39 tỉ USD. Tiếp theo lần lượt là Bắc Giang, Bình Dương, Hải Phòng,…
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.