
"Không tạo ra chính sách đặc thù cho lĩnh vực bất động sản": HoREA cho rằng chưa xác đáng
Gia Linh
07/12/2023 9:49 AM (GMT+7)
HoREA cho rằng ý kiến "không tạo ra chính sách đặc thù cho lĩnh vực bất động sản" chỉ đúng trong điều kiện thị trường bình thường, không chịu ảnh hưởng dịch bệnh, xung đột chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu...
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA ) vừa phản hồi ý kiến của TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, nguyên Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước. Ông Hùng cho rằng "không tạo ra chính sách đặc thù riêng cho lĩnh vực bất động sản".
HoREA cho rằng ý kiến trả lời phỏng vấn của Ông Nguyễn Quốc Hùng có một số nội dung chưa thật xác đáng.
Theo Hiệp hội, ý kiến "không tạo ra chính sách đặc thù riêng cho lĩnh vực bất động sản" là đúng đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản, nhưng cũng chỉ đúng trong trường hợp nền kinh tế vận hành phát triển trong điều kiện bình thường, không bị tác động bởi sự cố bất thường như đại dịch Covid-19 hoặc các xung đột địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu như 3 năm qua.
Đối với thị trường bất động sản, khoản 5 Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, 2023 đều quy định "Nhà nước có chính sách để điều tiết thị trường bất động sản, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững". Thực tế, thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân và cộng đồng doanh nghiệp rất thiết thực để phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, trong đó có thị trường bất động sản.

HoREA cho rằng ý kiến "không tạo ra chính sách đặc thù riêng cho lĩnh vực bất động sản" chỉ đúng trong điều kiện bình thường, không chịu ảnh hưởng dịch bệnh. Ảnh: Gia Linh
HoREA nói lĩnh vực bất động sản còn bao gồm các hoạt động phát triển bất động sản không nhằm mục đích kinh doanh, hoặc không nhằm mục đích kinh doanh là chủ yếu như các doanh nghiệp thực hiện dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp, dự án nhà ở cho lực lượng vũ trang, dự án nhà ở tái định cư, dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, dự án nhà vượt lũ, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu thì Nhà nước đã có các chính sách ưu đãi, trong đó có ưu đãi về tín dụng.
Đồng thời, HoREA cũng muốn tin kiến nghị như sau:
-Thứ nhất, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi Thông tư số 06/2023 và Thông tư số 10/2023 theo hướng bãi bỏ khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016. Theo Hiệp hội, Thông tư 10/2023 tại Điều 1 đã "ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016 cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này", có nghĩa là mới chỉ "ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8" kể từ ngày 01/09/2023.
-Tiếp theo, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 22 Thông tư số 39/2016 theo hướng bỏ quy định tổ chức tín dụng phải quy định cụ thể việc "kiểm soát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích". Nguyên nhân là do nhà đầu tư là khách hàng "vay để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án" thì số tiền vay này đã được tổ chức tín dụng chuyển vào tài khoản của chủ đầu tư dự án, có nghĩa là khách hàng vay tín dụng đã sử dụng vốn vay đúng mục đích "vay để thanh toán tiền góp vốn", nên không cần thiết quy định tổ chức tín dụng phải "kiểm soát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích".
Thứ ba, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bãi bỏ tiết (iii) điểm b khoản 2 Điều 22 và khoản 5 Điều 26 Thông tư 39/2016, không quy định tổ chức tín dụng "phải có biện pháp phong tỏa số tiền giải ngân vốn cho vay tại tổ chức tín dụng cho vay" đối với "trường hợp cho vay để thanh toán tiền nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ".
Kiến nghị thứ 4, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét "mở rộng hơn" một số đối tượng được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng bao gồm chủ đầu tư và người mua nhà thuộc các dự án nhà ở thương mại có giá bán không vượt quá 3 tỷ đồng/căn và có ưu tiên cho "người mua căn nhà đầu tiên".
Tiếp theo, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 Điều 16 Thông tư số 22/2019 theo hướng gia hạn thêm 12 tháng đến hết ngày 31/10/2024, để tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động ngắn hạn và bảo đảm an toàn hệ thống tín dụng.

Lĩnh vực bất động sản chịu nhiều biến động thời gian qua. Ảnh: Gia Linh
Thứ sáu, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét bãi bỏ điểm a khoản 8 Điều 4 Thông tư 16/2021 để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với khoản 2 Điều 1 Nghị định số 65/2022 cho phép "2. Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành" cho phép tổ chức tín dụng được mua trái phiếu doanh nghiệp có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính mình.
Thứ bảy, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét hướng dẫn các ngân hàng thương mại về cách hiểu và có thể vận dụng, "nới một chút" các "điều kiện vay vốn" trên cơ sở cần xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 7 Thông tư 39/2016 để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các chủ đầu tư dự án bất động sản, nhà ở thương mại, người mua nhà, nhà đầu tư được tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn trong tình hình thị trường bất động sản vẫn còn rất khó khăn hiện nay.
Ngoài ra, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện Thông tư 02/2023 trong một thời gian nhất định nữa cho đến khi nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng trở lại bình thường. Thông tư 02/2023 "Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn" được ban hành nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư vượt qua khó khăn trong tình hình hiện nay.
Trước đó, chia sẻ với báo chí, TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho rằng khó khăn của doanh nghiệp bất động sản không thể đẩy hết trách nhiệm cho chính quyền, bắt ngân hàng phải gánh trách nhiệm chung. Vị chuyên gia cho rằng cần có sự sòng phẳng với nhau giữa các lĩnh vực. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng giống như những doanh nghiệp kinh doanh ở các ngành, lĩnh vực khác.
TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng để vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay, chủ đầu tư bất động sản cần phải chấp nhận rủi ro, thậm chí là phá sản. Bởi, nếu lúc nào cũng đặt ra vấn đề giải cứu doanh nghiệp bất động sản thì tương lai giá nhà sẽ còn leo thang.
Doanh nghiệp bất động sản thưởng Tết thấp chưa từng có
28/11/2023 11:11Dấu hiệu nào nhận biết giá bất động sản tiếp tục tăng?
28/11/2023 19:33Mặc kệ áp lực trả lãi ngân hàng, một số nhà đầu tư bất động sản vẫn giữ hàng, chờ tăng giá
29/11/2023 17:56
Chuyến xe hướng nghiệp: Tìm hiểu cơ hội di cư an toàn và học tập tại Đức
Dự án Chuyến xe Hướng nghiệp được khởi động ngày 26/4 tới, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam.
Ngành điện lên phương án phục vụ người dân phía Nam dịp lễ 30/4-1/5
Trước nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao, các đơn vị điện lực tại 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ không thực hiện cắt điện trong dịp lễ 30/4-1/5 sắp tới.
Tòa tháp 100 triệu USD xây gần 20 năm bên sông Hàn Đà Nẵng được tháo gỡ vướng mắc
Sau gần 20 năm "đắp chiếu", tòa tháp 100 triệu USD bên sông Hàn, Đà Nẵng cuối cùng đã được tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, mở đường cho dự án tiếp tục triển khai.
Lễ 30/4: Vé máy bay từ TP.HCM đi một số nơi đang ‘căng như dây đàn’
Tình hình vé máy bay từ TP.HCM đi các điểm nóng du lịch trong cao điểm 30/4-1/5 đang căng thẳng. Nhiều chặng bay đã cháy sạch vé trong ngày đầu kỳ nghỉ.
Kiến thức về sữa giả: Hành trang cho người tiêu dùng thông thái
Sữa từ lâu đã là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đồng hành cùng sự phát triển của trẻ em, sức khỏe của người già, và nhu cầu đặc biệt của người bệnh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của sữa giả và các sản phẩm bị thổi phồng công dụng đang gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng.
Hà Nội thúc đẩy kinh tế ngành, góp phần tăng trưởng GRDP 8% trở lên
Hà Nội tập trung phát triển kinh tế ngành mũi nhọn, đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, hướng đến mục tiêu tăng trưởng GRDP 8% trở lên, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế cả nước.
Kiến thức về sữa giả: Hành trang cho người tiêu dùng thông thái
Sữa từ lâu đã là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đồng hành cùng sự phát triển của trẻ em, sức khỏe của người già, và nhu cầu đặc biệt của người bệnh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của sữa giả và các sản phẩm bị thổi phồng công dụng đang gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng.