Thứ tư, 26/06/2024

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

18/05/2024 6:03 PM (GMT+7)

Hầu hết các giao dịch thuê được ghi nhận đến từ ngành hàng F&B, thời trang thể thao và mỹ phẩm… điều này đã thay đổi đáng kể và đặt ra yêu cầu về nâng cấp, tái cơ cấu đối với các trung tâm mua sắm.

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại- Ảnh 1.

Bán lẻ tăng trưởng tích cực

Trên toàn cầu, mua sắm trực tuyến đã tạo áp lực đối với cửa hàng bán lẻ vật lý, đặc biệt tại các mặt bằng bán lẻ nhóm hai hoặc ba, khi tỷ lệ trống tiếp tục ở mức cao. Mặt khác, các mặt bằng bán lẻ cao cấp, có độ nhận diện tốt và khả năng kết nối giao thông thuận tiện lại ghi nhận sự phục hồi đáng kể trong thời gian vừa qua.

Tại thị trường Hà Nội, trong Quý 1/2024, giá thuê mặt bằng bán lẻ đã có sự cải thiện. Giá thuê cửa hàng bách hóa và trung tâm mua sắm tăng, đạt 1,2 triệu VNĐ/m2/tháng, tăng 2% theo quý và 13% theo năm. Tại khu trung tâm, giá thuê hiện là 3,3 triệu VNĐ/m2/tháng. Công suất thuê mặt bằng bán lẻ tại Hà Nội được ghi nhận ở mức ổn định theo quý, nhưng giảm 4 điểm % theo năm, đạt mức 87%. Trong đó, khối đế bán lẻ chứng kiến mức giảm 9 điểm % theo năm, tiếp theo là các trung tâm mua sắm với mức giảm 2 điểm % theo năm.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội cho biết, công suất trung bình giảm chủ yếu bởi tổng nguồn cung mới ghi nhận mức tăng.

Trong Quý đầu tiên của năm 2024, thị trường Hà Nội ghi nhận thêm dự án The Linc @ Park City khai trương, nên tổng nguồn cung tăng 1% theo quý và 5% theo năm. Trong 5 năm qua, nguồn cung bán lẻ đạt mức tăng trưởng trung bình 3%/năm. Trong đó, trung tâm mua sắm chiếm thị phần lớn nhất với 63% tỷ trọng nguồn cung, tương đương 1,1 triệu m2”.

Các nhà bán lẻ tìm kiếm các mô hình cửa hàng và địa điểm mới

Thị trường ghi nhận những xu hướng mới, các thương hiệu bán lẻ tập trung vào trải nghiệm là nguồn cầu thuê mặt bằng lớn nhất. Tại Hà Nội, quý 1/2024, hầu hết các giao dịch thuê được ghi nhận đến từ ngành hàng F&B: Pizza 4P’s mở rộng cửa hàng tại Lotte Center Hà Nội; Starbucks khai trương tại The Loop by Takashimaya; Bánh Tráng Thịt Heo Giang Mỹ và Mak Mak Kitchan mở tại Hà Nội Center Point và Seafood BBQ & Hotpot Buffet tại The Artemis.

Thời trang thể thao và mỹ phẩm cũng là những ngành hàng ghi nhận những hoạt động sôi động. Tận dụng sự tăng trưởng về nhận thức đối với thể thao và sức khỏe, doanh thu thời trang thể thao đã tăng vượt bậc trong thời kỳ dịch bệnh và tiếp tục mức tăng trưởng sau đó. Các nhãn hàng tập trung đa dạng thương hiệu mỹ phẩm như OliveYoung hay Matsumoto Kiyoshi đã quay trở lại một số thị trường như Seoul hay Hong Kong để tận dụng sự tăng trưởng chi tiêu từ khách du lịch.

Thêm vào đó, các thương hiệu cao cấp tận dụng cửa hàng vật lý như một kênh mang tới trải nghiệm thực tế cho khách hàng. Hiện các hãng không chỉ dừng lại ở việc bán hàng tại cửa hàng vật lý mà còn mở rộng thêm quy mô hoạt động, kết hợp với các hoạt động truyền thông, cửa hàng pop-up, triển lãm và các hoạt động kết hợp thương hiệu.

Đơn cử như Fendi đã hết hợp với HeyTea để ra mắt sản phẩm đồ uống chung nhằm quảng bá cho triển lãm “Hand-in-Hand” của hãng tại Bắc Kinh, đồng thời mở rộng phạm vi tiếp cận tới các hoạt động thường nhật của khách hàng và tạo ra liên kết bền chặt hơn.

Thương hiệu nổi tiếng cũng tăng cường yếu tố đời sống vào trải nghiệm mua sắm, dẫn đến sự gia tăng về mô hình “concept store” – mô hình bán lẻ có tính mở và thiên về phong cách sống. Ví dụ, cửa hàng Richard Mille mới tại Singapore đã mang tới nhiều hơn một cửa hàng trưng bày sản phẩm bằng cách tích hợp nhà hàng, quầy bar, phòng thể thao, thư viện và quầy chế tác đồng hồ.

Sự thay đổi về nhu cầu của thương hiệu bán lẻ cũng đặt ra yêu cầu về nâng cấp và tái cơ cấu đối với các trung tâm mua sắm để có thể thu hút nhãn hàng. Việc tái cơ cấu khách thuê đã được chứng minh mang đến những kết quả tích cực. Tại Hà Nội, ví dụ nổi bật về việc tái cơ cấu thành công là The Loop by Takashimaya. 

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại- Ảnh 4.

Trung tâm thương mại này sau thời gian cải tạo nâng cấp và đưa ra phương án tái cơ cấu phù hợp đã đạt được kết quả đáng chú ý, khi công suất lấp đầy đạt 100% và giá thuê tầng trệt tăng đáng kể.

Theo bà Minh, Hà Nội đang thu hút nhiều đơn vị bán lẻ trong các lĩnh vực F&B, thời trang và mỹ phẩm mở rộng hoạt động. Tuy nhiên, nhu cầu thuê tập trung đối với những trung tâm thương mại sầm uất, được phát triển bài bản hay khối đế bán lẻ, nơi sở hữu sẵn lượng lớn nguồn cầu, đảm bảo các yêu cầu về pháp lý cũng như phòng cháy chữa cháy. Do vậy, chủ đầu tư cần có những bước đầu tư chỉn chu, hoặc nâng cấp và tái cơ cấu khách thuê để dự án có thể thành công thu hút được nguồn cầu hiện nay.

Về nguồn cung tương lai, thị trường Hà Nội trong thời gian tới sẽ chào đón thêm lượng lớn mặt bằng bán lẻ. Từ năm 2024 đến năm 2026, 4 trung tâm thương mại và khối đế bán lẻ sẽ cung cấp thêm 230.000 m2 cho thị trường. Phía Tây sẽ có nguồn cung lớn nhất với 139.000 m2, tiếp theo là khu vực Nội thành và khu vực khác. Các trung tâm mua sắm sẽ chiếm 70% nguồn cung và khối đế bán lẻ sẽ chiếm 30%. Các dự án quy mô lớn trong tương lai bao gồm Tiến Bộ Plaza và E-mart.

Theo markettimes.vn



Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn


Đóng cửa nơi sản xuất nhỏ nhất, 'đại gia' bia vẫn còn nhà máy lớn nhất Đông Nam Á

Đóng cửa nơi sản xuất nhỏ nhất, 'đại gia' bia vẫn còn nhà máy lớn nhất Đông Nam Á

Heineken vừa mới tạm dừng hoạt động nhà máy bia Heineken Quảng Nam để tìm giải pháp tối ưu cho tài sản. Tập đoàn vẫn còn nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á với công suất xuất xưởng tới 12 triệu lon mỗi ngày.


Người dân TP.HCM “dễ thở” hơn nhờ có camera theo dõi, xử phạt đổ rác trộm

Người dân TP.HCM “dễ thở” hơn nhờ có camera theo dõi, xử phạt đổ rác trộm

Nhiều địa phương ở TP.HCM đã lắp hàng trăm camera theo dõi tình hình đổ rác trộm trên địa bàn mình sinh sống. Một người dân ngụ tại quận Phú Nhuận bày tỏ với phóng viên: “Nhiều tháng qua không khí trong lành hẳn lên, hết mất ăn mất ngủ vì suốt ngày đi rình người ta... đổ rác trộm".

Thêm nhiều đường bay, máy bay mới phục vụ hè

Thêm nhiều đường bay, máy bay mới phục vụ hè

Bước vào cao điểm hè, các hãng hàng không đang tích cực chạy đua mở đường bay, thuê tàu bay mới để tăng cường phục vụ hành khách.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón

Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón

Theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế thì mặt hàng phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Hiện, Quốc hội đang xem xét đề xuất chuyển phân bón về diện chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. Đang có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất này.

Kinh tế đồ uống và Euro 2024

Kinh tế đồ uống và Euro 2024

Lần gần nhất Đức đăng cai một giải bóng đá là World Cup 2006, giải đấu đó thành công rực rỡ về mọi mặt xã hội, kinh tế, dân sinh, được người Đức gọi là “câu chuyện cổ tích mùa hè”. Nhưng Euro 2024 này không được xem như “câu chuyện cổ tích mùa hè” như cách đây 18 năm.

Quản lý giết mổ: nỗi lo an toàn thực phẩm.

Quản lý giết mổ: nỗi lo an toàn thực phẩm.

73% cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên cả nước không được kiểm soát, dẫn đến nhiều sản phẩm chăn nuôi kém chất lượng được tuồng ra thị trường, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.