Viện nghiên cứu kinh tế Đức (IFO) dự báo Euro 2024 sẽ mang thêm 1 tỉ euro cho nền kinh tế Đức từ những người hâm mộ bóng đá nước ngoài. Sẽ có thêm khoảng 600.000 khách du lịch quốc tế đến thăm Đức để tham dự sự kiện này, dẫn đến có thêm 1,5 triệu lượt lưu trú qua đêm.
1 tỉ euro này thúc đẩy GDP của Đức thêm 0,1%, con số này nghe có vẻ không nhiều đối với các hoạt động trị giá 4 nghìn tỉ euro GDP mỗi năm, nhưng sẽ là khoản lớn đối với các doanh nghiệp dịch vụ như: quán bar, khách sạn và nhà hàng.
Bóng đá và bia không thể tách rời trong giải bóng đá lớn
Chuyên gia Michael Groemling của IFO đã lưu ý trước giải đấu "các sự kiện thể thao lớn không phải là pháo hoa cho kinh tế". Người Đức có thể mua một chiếc tivi mới hoặc uống một cốc bia nữa nhưng họ sẽ chi tiêu ít hơn một chút cho những thứ khác. Đó không phải là chi tiêu thêm mà là chi tiêu thay thế. Trong một cuộc khảo sát của đài truyền hình ARD trước Euro 2024, 27% người Đức được hỏi đã trả lời không quan tâm đến giải đấu dù nó tổ chức trên nước Đức.
Cuộc khảo sát hàng tháng của IFO với đối tượng là khoảng 9.000 công ty Đức trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, thương mại và xây dựng cho thấy Chỉ số xu hướng kinh doanh đã giảm từ 89,3 điểm trong tháng 5 xuống 88,6 trong tháng 6, thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế về mức tăng lên 89,7. IFO nhận xét trong lĩnh vực dịch vụ có tăng một chút nhưng lĩnh vực thương mại thì khá bi quan.
Một cuộc khảo sát của Hiệp hội bán lẻ Anh (BRC) được thực hiện vào tháng 5, dự kiến Euro 2024 sẽ thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng lên 3,3 tỉ euro. Một nửa số tiền đó là 1,63 tỉ euro được phân bổ cho thực phẩm và đồ uống. Ông Kris Hamer của BRC nhận xét: "Sau đợt bán hàng mùa xuân trì trệ, người mua sắm dự kiến sẽ bắt đầu chi tiêu mùa hè của họ tại Euro 2024".
Một nghiên cứu khác của VoucherCode dự báo 35,4 triệu người Anh dự kiến sẽ theo dõi Euro từ nhà, quán rượu và nhà hàng trong suốt giải đấu. Hầu hết những người xem này - 30,7 triệu - sẽ xem tivi ở nhà, xem ít nhất một trận đấu có đội tuyển quốc gia Anh.
Ngoài ra, 14,4 triệu người Anh sẽ xem ít nhất một trận đấu tại quán rượu, quán bar hoặc nhà hàng. Trong suốt giải đấu, dự kiến người dân sẽ tiêu thụ 230 triệu đơn vị đồ uống. Con số này bao gồm 82 triệu lít bia, đủ để lấp đầy 18 bể bơi cỡ Olympic.
Trong khi bia sẽ là sự lựa chọn phổ biến nhất, người hâm mộ cũng sẽ thưởng thức 36,1 triệu ly rượu vang, 10,9 triệu ly Aperol Spritzes và 9,7 triệu loại cocktail khác. Những dự đoán dựa trên giả định đội tuyển Anh sẽ lọt vào bán kết của giải đấu. Tức là kết quả thi đấu của đội tuyển Anh rất liên quan đến việc tiêu thụ. Nếu "Tam Sư" mà bị loại sớm, các nhà bán lẻ khóc ròng.
Mùa hè, bóng đá và bia, ba thứ không thể tách rời của một giải đấu lớn. Nước Đức tổ chức bóng đá nhưng cả châu Âu uống bia. Uống ở đâu nên chọn chỗ vừa túi tiền. Nói chung giá bia biến đổi từ giá thấp ở phía nam châu Âu lên giá cao ở phía bắc, giá thấp từ phía đông lên giá cao phía tây.
Theo Numbeo, một trang web thống kê chi phí sinh hoạt, giá bia tươi nội địa (ly 0,5 lít) tại các nhà hàng hoặc quán rượu ở thủ đô các nước dao động từ 1,1 euro ở Kiev (Ukraine) đến 10 euro ở Reykjavik (Iceland).
Xét về giá đắt nhất, sau Reykjavik là Oslo (Na-uy) 9,6 euro, Copenhagen (Đan Mạch), Helsinki (Phần Lan) cùng 8 euro, London 7,7 euro, Paris 7 euro.
Xét về giá rẻ nhất, sau Kiev là Minks (Belarus) 1,2 euro, Chisinau (Moldova) 1,3 euro, Skopje (Macedonia), Sofia (Bulgaria) 2 euro, Prague (Séc) và Bucharest (Romania) 2,4 euro…
Ngay trong một quốc gia, giá bia có thể rất khác nhau, tùy theo thành phố, khu vực. Ví dụ ở Anh, London có giá 7,7 euro, Sheffield có giá 5,2 euro, Coventry có giá 4,3 euro.
Giá bia ở Đức có giá chỉ bằng 86,7% giá trung bình ở châu Âu.
Phía trên là giá bia thực tế, chưa thể nói là đắt hay rẻ, vì mức sống ở mỗi nước khác nhau. Lương của một người Đan Mạch là 10.000 euro mỗi tháng thì ly bia 8 euro vẫn rẻ hơn lương của một người Bulgaria là 1.000 euro mỗi tháng uống ly bia 2 euro.
Để so sánh, phải sử dụng ngang giá sức mua, tức là đã tính vào yếu tố mức sống ở mỗi nước. Theo Eurostat, văn phòng thống kê chính thức của EU, giá bia ở Iceland đắt nhất châu Âu, bằng 297% giá bia trung bình của châu Âu. Trong khi đó, bia ở Hungary rẻ nhất trong 37 nước châu Âu, bằng 81,8% giá bia trung bình của châu Âu.
Theo tính toán này, giá bia ở các nước Bắc Âu như Na-uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển vẫn cao nhất. Hơi ngạc nhiên là bia ở Thổ Nhĩ Kỳ (172,9%) và Hy Lạp (152,7%) lại khá cao.
Trái lại, tại Áo (83,6%), Đức (86,7%), Ý (89,3%) lại khá rẻ. Nếu bạn sống ở Đức, kiếm tiền ở Đức, thì uống bia ở Đức có giá chỉ bằng 86,7% giá trung bình ở châu Âu.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.